0₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

More

    Mọc mụn ở trán! Yên tâm bởi cách trị mụn trên trán hiệu quả

    MỤN TRÁN, NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN Ở TRÁN VÀ CÁCH NGĂN NGỪA MỌC MỤN TRÊN TRÁN

    Thường xuyên bị mụn ở trán khiến bạn stress rất nhiều. Bạn có thể bắt gặp một vài chiếc mụn sưng viêm, mụn đầu trắng trên trán hay tình trạng trán nổi nhiều mụn nhỏ liti khiến da dần sùi,… khiến bạn phải dùng tóc mái che đi. Và cho dù có chăm sóc kỹ lưỡng thì tình trạng mụn ở trán vẫn không thuyên giảm. Qua bài viết này, Beauty Realm hy vọng sẽ giúp tình trạng đó của bạn được cải thiện.

    Để được tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trị mụn, hãy tham gia nhóm 620k mem LÀM ĐẸP – REVIEW MỸ PHẨM CÓ TÂM ❤️ 

    MỤN Ở TRÁN LÀ GÌ?

    Bên cạnh việc mụn mọc ở cằm hay mụn ở má thì trán cũng là một vị trí ưa thích của các nốt mụn. Mụn ở trán hay mụn trứng cá mọc ở vùng trán là hiện tượng vùng trán xuất hiện các loại mụn có thể do ảnh hưởng của nội tiết hoặc các tác động tiêu cực từ bên ngoài.

    Mụn ở trán là gì?
    Mụn ở trán là gì?

    NGUYÊN NHÂN NỔI MỤN Ở TRÁN

    Mụn trên trán xuất hiện thường là do vùng da này tiết nhiều mồ hôi và dầu nhờn. Mụn trên trán không chỉ khiến bạn tự ti do mất thẩm mĩ mà còn phản ánh một phần tình trạng sức khỏe đang báo động.

    Về cơ bản mụn ở trán xuất hiện với cơ chế giống các loại mụn ở vùng khác. Sự tiết bã nhờn quá nhiều khi mà lỗ chân lông không kịp đào thải, việc tích tụ lâu ngày tế bào chết và bụi bẩn sẽ là ổ mụn ở trán. Kết hợp với vi khuẩn P.acnes sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nặng nề hơn với các loại mụn mủ, sưng viêm ở trên trán.

    Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân khách quan và chủ quan gây mụn trên trán sau đây:

    Mụn mọc ở trán do cơ địa da

    Trán thuộc vùng da chữ T. Đối với những người da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu thì trán sẽ đổ dầu nhiều hơn các vùng da khác. Việc đổ dầu nhiều kết hợp việc vệ sinh không sạch sẽ sẽ khiến mụn trên trán xuất hiện rất nhiều.

    Mụn mọc ở trán do để tóc mái dày

    Để tóc mái là kiểu tóc mà nhiều bạn ưa thích, tuy nhiên việc để tóc mái cũng là một nguyên nhân khiến mụn trán nhiều và dai dẳng không hết. Tóc mái dày, bí bách kết hợp với thời tiết hoặc dầu nhờn trên da khiến tóc mái bết dính sẽ là một môi trường hoàn hảo cho mụn trán phát triển. Vậy nên khi mụn mọc ở trán, gần chân tóc thì hãy để ý xem tóc mái của bạn có phải là nguyên nhân không nhé.

    Mụn mọc ở trán do đội mũ bẩn

    Các loại mũ hay dùng như mũ lưỡi trai, mũ bảo hiểm,… luôn tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có hại nếu không được làm sạch trước khi sử dụng. Bụi bẩn, mồ hôi tích tụ lại từ các lần sử dụng trước đó sẽ khiến mụn trên trán bùng phát.

    Việc ma sát giữa mũ và trán khi đội cũng khiến làm da vùng trán trở nên nhạy cảm, kích ứng và sinh ra mụn trán.

    Nguyên nhân gây ra mụn ở trán
    Nguyên nhân gây ra mụn ở trán

    Mụn trán do mất cân bằng nội tiết tố

    Mụn trên trán xuất hiện cũng có thể do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Đến một số thời kỳ nhất định như: dậy thì, hành kinh hay mang thai, lượng hormoon trong cơ thể thay đổi đột ngột khiến da trở nên nhạy cảm, đổ nhiều dầu hơn.

    Mọc mụn trán do chăm sóc da sai cách

    Không làm sạch da kỹ sau khi trang điểm hoặc thoa kem chống nắng cũng là nguyên nhân làm tồn đọng bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Không tẩy tế bào chết thường xuyên và dùng mỹ phẩm không phù hợp cũng khiến mụn ở trán xuất hiện nhiều.

    Hoặc việc lạm dụng sữa rửa mặt và tẩy da chết quá nhiều cũng sẽ khiến da mất đi lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên, từ đó các bụi bẩn và vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây lên mụn ở trán.

    Mụn trán do chế độ sinh hoạt không hợp lý

    Căng thẳng, stress hoặc thức khuya kéo dài kết hợp với việc ăn uống không đủ chất, đủ nước sẽ khiến làn da xuống cấp trầm trọng. Da yếu không có sức sống luôn là nơi cư trú của vi khuẩn gây mụn ở trán.

    Tác động từ sản phẩm chăm sóc tóc

    Nhu cầu làm đẹp về tóc của các chị em nếu không đúng cách cũng sẽ là nguyên nhân gây mụn trên trán.

    Hiện nay, đa phần các mỹ phẩm cho tóc như thuốc nhuộm, thuốc tẩy, các thuốc giúp uốn duỗi đều có nhiều silicon giúp mềm tóc, hoặc một số chất không có lợi cho da. Do vậy khi vô tình dây chúng trên da nếu không làm sạch kỹ thì mụn ở trán nổi lên là điều dễ hiểu.

    Mụn trán do bệnh lý trong cơ thể

    Việc mọc mụn ở trán nếu như dựa theo Bản đồ mụn (Acne Face Map) thì có thể là biểu hiện của một số bệnh về hệ tiêu hóa hoặc chức năng gan có vấn đề.

    Trên thực tế, việc bạn có tiền sử bị các bệnh này thì bị mụn trên trán là điều khó tránh khỏi

    • Bệnh lý về đường tiêu hóa (ruột và bàng quang): Hệ tiêu hóa có chức năng hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải cặn bã ra ngoài. Khi hệ tiêu hóa suy giảm, nghiễm nhiên các chức năng của nó cũng sẽ không được đảm bảo. Hệ lụy là độc tố bị tích tụ lại trong cơ thể, lâu ngày dẫn đến xuất hiện mụn trên trán.
    • Bệnh lý về gan: Gan được ví như “lá chắn” cho cơ thể khỏi các độc tố xâm nhập từ đường tiêu hóa. Khi chức năng gan suy giảm việc thải độc qua thận và tuyến mật trở nên kém đi, do vậy một số chất độc không được bài trừ hết sẽ đào thải qua da và gây mụn trên trán.

    Tìm hiểu sâu hơn về các loại nguyên nhân gây mụn tại đây: Tổng hợp các nguyên nhân gây mụn mới nhất 2021

    CÁC LOẠI MỤN TRÊN TRÁN HAY GẶP

    Hầu hết các loại mụn đều có thể mọc trên trán. Từ những mụn không viêm như mụn đầu đenmụn đầu trắng, mụn cám, mụn ẩn,… đến các mụn viêm trở nặng như là mụn mủ, mụn bọc, mụn nangChúng ta có thể bắt gặp nhiều người bị mụn đầu đen ở trán, mụn đầu trắng ở trán, mụn cám trên trán hoặc mụn ẩn trên trán. Ngoài ra tình trạng mụn mủ ở trán, mụn bọc ở trán hoặc mụn nang trên trán cũng không phải hiếm gặp.

    Ngay từ khi mụn mới xuất hiện bạn nên tìm cách loại bỏ chúng ngay, tránh để lâu ngày thành mụn nặng. Khi đó việc chữa trị sẽ rất tốn thời gian và nếu không cẩn thận sẽ để lại nhiều di chứng.

    Tìm hiểu sâu hơn về các loại mụn tại đây: Cơ chế hình thành mụn trứng cá, các loại mụn & cách điều trị

    Cách loại mụn mọc ở trán
    Cách loại mụn mọc ở trán

    CÁCH PHÒNG TRÁNH MỌC MỤN Ở TRÁN

    Phòng bện hơn trị bệnh luôn là quan điểm được ưu tiên. Để phòng tránh mụn trên trán hiệu quả, bạn nên lưu ý một số nguyên tắc sau:

    Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh

    Chế độ sinh hoạt khoa học

    • Ngủ trước 11 giờ, nên ngủ đủ tiếng và hạn chế thức khuya để các cơ quan trong của hệ bài tiết của cơ thể có thể làm việc hiệu quả hơn.
    • Bạn nên giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng hay stress để giảm thiếu sự rối loạn hocmoon trong cơ thể. Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga hay nghe nhạc thiền cũng rất hữu ích trong việc cân bằng lại tâm trạng.
    • Lưu ý vấn đề vệ sinh của các vật dụng bạn hay tiếp xúc lên da như khăn mặt, mũ bảo hiểm, mũi lưỡi chai, chăn gối, khăn ga,… Việc giữ chúng sạch sẽ sẽ hạn chế tối đa vi khuẩn tiếp xúc với da.
    • Tránh đưa tay xoa mặt, vì tay chúng ta có rất nhiều vi khuẩn. Khi sờ lên mặt, vô hình chung chúng ta đã tiếp tay cho việc mụn trên trán phát triển.

    Bổ sung thực phẩm tốt cho da

    • Rau xanh và trái cây luôn được khuyến khích bởi công dụng detox làn da của chúng. Hãy tím hiểu và bổ sung chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
    • Uống đủ nước mỗi ngày, nhất là vào mùa đông khiến da hanh khô. Da đủ nước sẽ luôn ẩm mượt, bóng khỏe. Da sẽ hạn chế việc tiết dầu giúp ngăn ngừa mụn trên trán hiệu quả.
    • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn hoặc các chất kích thích như bia rượu, cà phê hay các loại đồ uống có cồn. Một số các thực phẩm như đường, sữa cũng nên hạn chế.
    Cách phòng tránh mụn ở trán
    Cách phòng tránh mụn ở trán

    Chăm sóc vệ sinh da đúng cách

    Giữ da sạch sẽ, tẩy tế bào chết thường xuyên làm cho da thông thoáng không bị bít tắc lỗ chân lông sẽ giúp bạn ngăn ngừa mụn trán hiệu quả. Rửa mặt đúng cách mỗi ngày 2 lần với sữa rửa mặt dịu nhẹ, tẩy tế bào chết 4-5 ngày/lần, tránh chà xát khi rửa mặt hoặc tẩy da chết là những điều bạn nên cố gắng thực hiện. 

    Tìm hiểu sâu hơn về cách chăm sóc da mặt tại đây: Da dầu là gì? Cách chăm sóc da dầu tránh mụn | 4 bước chăm sóc da mụn tại nhà đúng cách | Các loại da mặt thường gặp và cách chăm sóc phù hợp

    Sử dụng mỹ phẩm đúng cách

    Mỗi làn da cần một sự chăm sóc đặc thù, việc hiểu rõ làn da của mình kết hợp tìm hiểu các sản phẩm mỹ phẩm sẽ giúp bạn có một quy trình chăm sóc da đúng chuẩn.

    Việc sử dụng các mỹ phẩm kém chất lượng hoặc các mỹ phẩm không phù hợp cũng khiến tình trạng mụn ở trán bùng phát. Bạn có thể nghe tư vấn, đọc các bài review của các beauty blogger, nhưng quan trọng là hãy biết lắng nghe làn da mình.

    Xem tiêu chí để lựa chọn sản phẩm cho da mụn tại đây: Các loại sản phẩm trị mụn cho da mụn phổ biến

    Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp

    Khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc nên cách ly vùng trán và vùng da đầu tránh tiếp xúc các loại thuốc lên vùng trán. Việc chọn dầu gội đầu cũng nên được lưu ý. Tránh chọn các loại có chứa nhiều silicon, hóa chất mà nên cân nhắc sử dụng các dầu gội chiết xuất thiên nhiên, hoặc các loại lá thơm gội đầu.

    Việc để tóc mái khi bạn có một làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu cũng phải được cân nhắc kỹ càng. Da dầu khiến tóc mái nhanh bị bết dính và khi không được làm sạch kịp thời tóc mái dính trên trán vừa gây mất thẩm mỹ vừa là môi trường thuận lợi cho mụn trên trán phát triển.

    LÀM SAO ĐỂ TRỊ MỤN Ở TRÁN HIỆU QUẢ?

    Việc điều trị mụn trên trán nếu bạn không quan tâm thì hệ lụy của nó cũng rất nặng nề, có thể để lại sẹo mụn, vết thâm mụn sau khi đã khỏi mụn. Hãy chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách để vừa an toàn lại hiệu quả.

    Việc điều trị mụn trên trán cần xem xét đến nhiều yếu tố về nguyên nhân và tình trạng mụn ở trên trán của bạn. Tuy nhiên điều đầu tiên bạn nên áp dụng các cách phòng ngừa mụn ở trán mà Beauty Realm nói trên. Tùy vào tình trạng mụn trên trán của bạn, nếu mụn ở trán của bạn là mụn đầu đen, mụn li ti sần sùi, … hay các loại mụn chưa viêm thì việc điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn hoàn toàn có thể tự xử lý chúng tại nhà.

    Nhưng nếu đã có sự xuất hiện của vi khuẩn gây mụn P.acnes khiến mụn trở sưng viêm, mụn bọc thì bạn nên đi spa, thẩm mỹ viện để có phác đồ điều trị hiểu quả nhất. Nếu bạn tự xử lý chúng tại nhà có khi sẽ gây nên tình trạng mụn ở trán trầm trọng hơn. Điều này đặc biệt đúng với những bạn có thói quen thích nặn mụn đấy.

    Cách trị mụn trên trán tại nhà

    Khi tình trạng mụn của bạn chưa trở nặng, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách trị mụn ở trán tại nhà bằng phương pháp tự nhiên. 

    Trị mụn ở trán tại nhà
    Trị mụn ở trán tại nhà

    Việc đầu tiên là bạn phải hạn chế sử dụng makeup, tối giản việc dùng mỹ phẩm trong thời gian điều trị để tránh tình trạng mụn trên trán thêm trầm trọng.

    Các bạn bị mụn ở trán thường có thói quen dùng tóc mái che đi. Cách này chỉ khiến tình trạng mụn trên trán trở nặng hơn. Nếu trán bạn đang bị mụn tấn công, bạn không nên để tóc mái. Cặp tóc gọn gàng và nên để vùng trán được thông thoáng.

    Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà sẵn có để trị mụn trên trán hiệu quả và tiết kiệm. Một số nguyên liệu có các thành phần kháng viêm, chống oxi hóa cực tốt như trà xanh, rau má, rau diếp cá,… đều có các công thức tự làm tại nhà để giúp trị mụn trên trán. Cầu kỳ như xông hơi, đắp mặt nạ hay đơn giản như lấy nước cốt và thoa lên vùng bị mụn đều được.

    Kiên trì áp dụng những cách trị mụn đơn giản này, tình trạng mụn trên trán của bạn cũng sẽ thuyên giảm đáng kể đấy.

    Tìm hiểu sâu những cách trị mụn tại nhà tại đây: 15 cách trị mụn tại nhà hiệu quả có thể bạn chưa biết

    Cách trị mụn ở trán tại spa, thẩm mỹ viện

    Hiện nay nhiều bạn lựa chọn trị mụn trên trán tại các spa hoặc thẩm mỹ viện uy tín. Mặc dù tốn kém một chút chi phí nhưng ưu điểm của phương pháp trị mụn trán này là nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.

    Trị mụn ở trán tại spa, thẩm mỹ viện
    Trị mụn ở trán tại spa, thẩm mỹ viện

    Thông thường tùy vào tình trạng mụn trán của bạn mà spa, thẩm mỹ viện sẽ thiết kế cho bạn liệu trình điều trị từ cơ bản đến nâng cao.

    Phương pháp trị mụn trán phổ biến tại các spa và thẩm mỹ viện là kết hợp làm sạch sâu sau đó lấy nhân mụn. Cách làm này giúp ngăn việc mụn trán lây lan rộng ra, hơn nữa việc kết hợp sử dụng các sản phẩm trị mụn như tinh chất hay kem trị mụn sẽ giúp mang lại tác dụng trị mụn tốt nhất.Tuy nhiên, việc lấy nhân mụn cũng không hề đơn giản, đòi hỏi tay nghề chuyên viên phải tốt tránh gây đau đớn hay thâm sau mụn cho khách hàng. Bạn được khuyên là không nên tự thực hiện nặn mụn trán tại nhà.Ngoài các bước cơ bản, một số spa hoặc thẩm mỹ viện cũng áp dụng một số công nghệ cao trong quá trình trị mụn ở trán. Chẳng hạn như hiện tại là công nghệ vi kim không xâm lấn đang rất được quan tâm, hoặc như lăn kim, phi kim truyền thống, laser trị mụn trên trán hoặc trị mụn ở trán bằng ánh sáng,…Bạn có thể tìm hiểu sâu thêm các phương pháp trị mụn của spa và thẩm mỹ viện tại đây:

    Cách trị mụn ở trán bằng thuốc

    Việc trị mụn ở trán bằng thuốc nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Do mụn trên trán có thể xuất hiện khi bạn trong thời kỳ thay đổi nội tiết tố nên việc bạn điều trị bằng thuốc trị mụn là điều rất cần thiết. Bạn nên tuân thủ đúng cách dùng và liều lượng để tránh một số tác dụng không mong muốn. 

    Tìm hiểu sâu về các loại thuốc trị mụn: Các loại Thuốc trị mụn Y khoa 2021

    Trị mụn ở trán bằng thuốc
    Trị mụn ở trán bằng thuốc

    THAM KHẢO CÁC BÀI VIẾT VỀ MỤN TRÁN

    BÀI VIẾT NÊN XEM THÊM

    Mặt nạ căng bóng thủy tinh Namira Glutathione Collagen Hydrogel Mask 35ml/ miếng

    Mặt nạ căng bóng thủy tinh Namira Glutathione Collagen Hydrogel Mask Xuất xứ: Hàn Quốc Thương hiệu: Namira Quy cách: hộp x 5 miếng Thành phần mặt nạ...

    Mặt nạ Hydrogel là gì? Có hiệu quả không? Top 3 mặt nạ được yêu thích nhất

    Trong xu hướng làm đẹp mới hiện nay Mặt nạ hydrogel đang làm mưa làm gió, bạn đã sẵn sàng bắt kịp làn sóng...

    Kem trị nhăn mắt loại nào tốt nhất 2022? Cách sử dụng chúng hiệu quả

    Vùng mắt và xung quanh luôn là nơi báo tín hiệu cho chúng ta khi làn da bị lão hóa, là nơi đầu tiên...

    Cẩm nang về kem trị nám da 2021

    Nám da là tình trạng gặp phải của nhiều chị em phụ nữ khiến chúng ta có phần kém sắc và tự ti hơn....