0₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

More

    Cơ chế hình thành các loại mụn trứng cá & cách điều trị

    CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CÁC LOẠI MỤN TRỨNG CÁ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

    Mụn trứng cá là vấn đề khá phổ biến, hầu như ai cũng gặp nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý thấu đáo nên rất nhiều người khốn khổ vì nó. Để tìm ra cách trị mụn trứng cá hiệu quả, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn cơ chế hình thành mụn và đặc điểm các loại mụn trứng cá.

    MỤN TRỨNG CÁ LÀ GÌ?

    Mụn trứng cá, thường được hiểu là mụn thông thường, là bệnh da liễu được đặc trưng bởi tình trạng bít tắc và viêm khu trú vùng nang lông – tuyến bã.

    Sự hình thành mụn trứng kết quả của việc da tiết bã nhờn quá mức kết hợp với sự sừng hóa bất thường vùng nang lông dẫn đến sự bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khí lí tưởng cho vi khuẩn gây mụn P.Acnes sinh sôi phát triển, và cơ thể kích hoạt các phản ứng viêm sưng.

    Mụn trứng cá là gì?
    Mụn trứng cá là gì?

    Đặc trưng của mụn trứng cá là sự tổn thương da ở vùng nang lông: nhẹ thì những khối nhân mụn không viêm, nặng thì xuất hiện dịch mủ, bọc mụn hoặc nang mụn lớn. Những tổn thương này tạo nên những hố sâu trên da, có nguy cơ để lại các loại sẹo sau khi khỏi mụn.

    Mụn trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng, nhưng thường dai dẳng, dễ tái phát, dễ biến chứng gây mất thẩm mỹ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ khá rõ ràng giữa bệnh lý mụn trứng cá và chứng trầm cảm, nhất là ở những người trẻ tuổi.

    CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MỤN TRỨNG CÁ

    Nghiên cứu cơ chế hình thành mụn trứng cá giúp phân loại ra các loại mụn và tìm ra được những cách trị mụn hiệu quả. Cơ chế hình thành mụn trứng cá gồm 4 giai đoạn: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa lỗ chân lông, vi khuẩn Propionibacterium Acnes (P. Acnes) thâm nhập và giai đoạn viêm nhiễm:

    Cơ chế hình thành mụn trứng cá
    Cơ chế hình thành mụn trứng cá

    Giai đoạn tăng tiết bã nhờn

    Ở điều kiện bình thường, cơ thể tiết ra một lượng bã nhờn nhất định vừa đủ thông qua đường lỗ chân lông nhằm dưỡng ẩm và bảo vệ da, tóc và móng. Khi có sự thay đổi hormone ở tuổi dậy thì hoặc sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tình trạng cường androgen, hoặc da bị kích ứng vì một lí do nào đó thì sẽ khiến da tăng tiết bã nhờn quá mức, dẫn đến tình trạng nang lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển gây mụn. Đây là giai đoạn đầu của cơ chế hình thành mụn trứng cá.

    Giai đoạn sừng hóa lỗ chân lông

    Các tế bào da nhất là ở vùng nang lông thường sẽ được đào thải ra ngoài theo một chu kỳ nhất định. Tuy nhiên ở người bị mụn trứng cá, những tế bào chết này tích tụ và sừng hóa, khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín. Bã nhờn kết hợp với tế bào chết, bụi bẩn, độc tố tích tụ ở lỗ chân lông khiến da bị tắc nghẽn, các vách nang bị phình lên hình thành nên các vi nhân mụn (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn). Sự sừng hóa lỗ chân lông gây bít tắc bã nhờn là giai đoạn hai của cơ chế hình thành mụn trứng cá.

    Giai đoạn thâm nhập của vi khuẩn

    Các vi khuẩn gây mụn P. Acnes vốn thường sống trên da và vô hại. Ở giai đoạn ba của cơ chế hình thành mụn trứng cá, khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này thâm nhập ổ bít tắc và phát triển sinh sôi nảy nở.

    Giai đoạn viêm nhiễm

    Nhận thấy da bị vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương, cơ thể sẽ điều bạch cầu đến vùng da mụn và gây ra phản ứng viêm. Kết quả của trận chiến giữa bạch cầu và vi khuẩn là mủ. Mủ có thể ở dạng lỏng, mềm có trong nhân mụn mủ, mụn nang và cũng có thể bết hơn, khi kết hợp với tế bào sừng, tế bào chết sẽ tạo nên những bọc mụn dưới da.

    Giai đoạn này của cơ chế hình thành mụn sẽ hình thành nên các sẩn mụn viêm như: mụn sần, mụn mủ, mụn bọc và mụn nang.

    Phân loại các loại mụn trứng cá
    Phân loại các loại mụn trứng cá

    PHÂN LOẠI MỤN TRỨNG CÁ

    Để phân biệt các loại mụn trứng cá người ta phân các loại mụn ra hai dạng sau: các loại mụn không viêm và các loại mụn viêm. Các loại mụn không viêm xuất hiện ở giai đoạn 2 của cơ chế hình thành mụn, còn các loại mụn viêm hình thành ở giai đoạn 3 hoặc 4 của cơ chế hình thành mụn.

    CÁC LOẠI MỤN KHÔNG VIÊM

    Các loại mụn không viêm xuất hiện ở giai đoạn 2 của cơ chế hình thành mụn, gồm có những loại điển hình như sau:

    Mụn đầu trắng

    Đây là mức độ nhẹ của mụn trứng cá. Ở phần cơ chế hình thành mụn, chúng ta đã thấy việc bít tắc lỗ chân lông do tình trạng sừng hóa vùng nang lông và sự tăng tiết bã nhờn quá mức dẫn đến nang lông phình ra và xuất hiện mụn đầu trắng.

    Tìm hiểu sâu hơn về cách trị mụn đầu trắng tại đây: Nguyên nhân và cách trị mụn đầu trắng 2021

    Mụn đầu đen

    Trong quá trình hình thành mụn trứng cá, nếu nang lông bị hở, khiến phần nhân mụn tiếp xúc được với không khí bên ngoài và bị oxy hóa thì sẽ gây ra mụn đầu đen.

    Mụn đầu đen nhìn như cặn bẩn mắc kẹt trong da nhưng thực ra đây là những khối bít tắc lỗ chân lông tạo nên bởi bã nhờn và tế bào da chết bị oxy hóa thành màu đen nâu do tiếp xúc với không khí.

    Đừng “xem thường” các loại mụn không viêm này, mụn đầu đen để lâu sẽ “lớn” dần lên, khiến lỗ chân lông nở to ra và nhân cứng lại như viên sỏi. Khi nặn ra thì lỗ chân lông to và sâu tuyn huýt. Các loại mụn đầu đen hay đầu trắng tuy không đau nhức như các loại mụn viêm nhưng lại dai dẳng, dễ tái lại.

    Tìm hiểu sâu hơn về cách trị mụn đầu đen tại đây: Cách trị mụn đầu đen hiệu quả mới nhất 2021

    Mụn cám

    Loại mụn không viêm như mụn đầu đen hay mụn đầu trắng, nếu mọc nhiều với kích thước nhỏ thành từng đám li ti sẽ được gọi là mụn cám. Mụn cám tuy không nguy hiểm nhưng cũng gây mất thẩm mỹ và cũng không nên chủ quan.

    Tìm hiểu sâu hơn về cách trị mụn cám tại đây: Bật mí cách trị mụn cám hết sạch sau 1 tuần

    Mụn ẩn

    Mụn ẩn là loại mụn trứng cá cứ nằm cứ nằm im lìm dưới da ngày này qua tháng nọ, không phát triển mạnh lên hoàn toàn, khiến da lúc nào cũng lộm cộm. Một đặc điểm kinh hoàng là mụn trứng cá dạng ẩn rất dễ lan rộng ra.

    Tìm hiểu sâu hơn về cách trị mụn ẩn tại đây: Cách trị mụn ẩn mới nhất 2021

    Phân biệt các loại mụn trứng cá
    Phân biệt các loại mụn trứng cá

    CÁC LOẠI MỤN SƯNG VIÊM

    Đây là mụn hình thành khi vi khuẩn P.acnes xâm nhập và hoành hành gây viêm nhiễm sưng đỏ (giai đoạn 3-4 của cơ chế hình thành mụn).

    Tìm hiểu sâu hơn về mụn sưng viêm tại đây: 10 cách trị mụn sưng viêm tại nhà hiệu quả

    Các loại mụn sưng viêm gồm mấy loại sau:

    Mụn mủ

    Một số người bị nhẫm lẫn giữa mụn mủ và mụn đầu trắng do chúng đều có nhân và đầu mụn màu trắng. Tuy nhiên khác với mụn đầu trắng, mụn mủ gây đau nhức, sưng viêm, vùng da xung quanh tấy đỏ và bên trong chứa dịch mủ.

    Tìm hiểu sâu hơn về cách trị mụn mủ tại đây: Mụn mủ – Không nên chủ quan

    Mụn bọc

    Mụn bọc hay mụn u có mức độ viêm nặng hơn so với mụn mủ. Loại mụn này có nhân mụn cứng nằm ẩn sâu dưới da, khi sờ thấy u cục nổi lên bề mặt da với màu hơi tím tái.

    Nặn mụn bọc sẽ rất đau, khó lấy được nhân mụn và thường chỉ ra dịch trắng và máu. Mụn bọc nhỏ để lâu có thể tự biến mất.

    Tìm hiểu sâu hơn về cách trị mụn bọc tại đây: Cách trị mụn bọc chuẩn 2021

    Mụn Nang

    Mụn nang sưng rất to, gây đau đớn, viêm rất sâu và nhìn như một bóng nước trên da. Loại mụn này gây tổn thương nhiều tầng của da và dễ để lại sẹo rỗ. Nếu bị mụn nang bạn nên đi bác sĩ thăm khám thay vì điều trị tại nhà.

    Tim hiểu sâu hơn về cách trị mụn nang tại đây: Nguyên nhân và cách trị mụn nang

    PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ MỤN

    Trên đây là cách phân loại các loại mụn theo cơ chế hình thành mụn và mức độ nghiêm trọng của mụn.

    Nếu phân loại theo các vị trí mụn chúng ta sẽ có các loại mụn như: mụn ở cằm, mụn ở má, mụn trên trán, mụn ở lưng, mụn ngực, mụn vai, mụn tay chân hay mụn mông, bẹn…

    Theo lí thuyết bản đồ mụn, thì mụn ở các vị trí trên cơ thể ngoài những nguyên nhân gây mụn trứng cá thông thường, còn có nguyên nhân sâu xa đến từ sức khỏe suy giảm của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

    Tìm hiểu sâu hơn về các vị trí mụn trên bản đồ mụn tại đây: Vị trí mụn nói lên điều gì? Cách trị mụn theo Bản đồ mụn

    Phân loại theo vị trí mụn trứng cá
    Phân loại theo vị trí mụn trứng cá

    Mụn cằm

    Mụn cằm là mụn trứng cá xuất hiện ở khu vực cằm, bao gồm cả mụn dưới cằm và quai hàm. Phụ nữ nói chung có xu hướng bị mụn sưng tấy đỏ ở quai hàm và má khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Bé gái dậy thì có xu hướng có các loại mụn ở cằm, trong đó có cả mụn ít sưng viêm như mụn đầu trắng và mụn đầu đen.

    Tìm hiểu sâu hơn về mụn ở cằm: Ngăn ngừa nổi mụn ở cằm và cách trị mụn mọc ở cằm 2021

    Mụn trán

    Vùng trán thuộc T-zone, là nơi có nhiều tuyến bã nhờn và tiết quá nhiều bã nhờn chính là nguyên nhân hình thành mụn trán. Mụn trên trán nói riêng và mụn vùng chữ T nói chung thấy xuất hiện nhiều ở thanh thiếu niên độ tuổi dậy thì, nhất là các bé gái.

    Ngoài ra, đây là vùng giáp tóc mái và da đầu, nên còn có trường hợp mụn cơ học do tóc mái gây bí bách hoặc mụn do nấm đầu lan xuống, hoặc mụn do kích ứng với dầu gội hoặc một số sản phẩm chăm sóc tóc.

    Tìm hiểu sâu hơn về mụn trên trán: Mọc mụn ở trán! Yên tâm bởi cách trị mụn trên trán hiệu quả

    Mụn má

    Má là vùng U-zone, nơi có ít tuyến bã nhờn ở vùng T-zone. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ trưởng thành có xu hướng bị mụn ở má nhiều nhất, sau đó đến cằm và cuối cùng là trán.

    Tìm hiểu sâu hơn về mụn ở má: Mụn ở má, nguyên nhân và cách trị mụn mọc ở má

    Mụn lưng

    Mụn ở lưng cũng khá phổ biến ở người bị da dầu với các loại mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mẩn đỏ, mụn có mủ… Mụn ở lưng có thể liên quan đến nội tiết tố nhưng cũng có thể do dị ứng với mỹ phẩm, xà phòng hoặc chế độ vệ sinh không tốt hoặc do kích ứng với áo chật, chất liệu bí bách.

    Tìm hiểu sâu hơn về mụn ở lưng: Cách trị mụn lưng triệt để, vĩnh viễn mới nhất 2021

    Mụn vai

    Mụn ở vai có thể có khi cơ thể mất cân bằng nội tiết, nhưng cũng liên quan nhiều đến sự cọ xát cơ học do đeo ba lô hoặc vác nặng đồ vật.

    Mụn ngực

    Tương tự mụn ở lưng, các loại mụn ở ngực thường xuất hiện khi cơ thể mất cân bằng nội tiết.

    Sự tiết mồ hôi quá nhiều, chế độ vệ sinh không kịp thời sau khi chơi thể thao, mỹ phẩm hoặc xà phòng có tính tẩy rửa quá mạnh hoặc quần áo đều có thể là lí do của mụn ngực.

    Ăn cay nóng hoặc cơ thể nóng trong cũng thường xuất hiện loại mụn này.

    Mụn tay chân

    Mụn tay chân thường hiếm hơn so với các vùng khác ở cơ thể và chúng thường do kích ứng cơ học như cạo lông, cọ xát hoặc cũng có thể do nấm men…

    Mụn vùng kín

    Mụn ở vùng kín thường do mặc quần áo bí bách, chất liệu vải thô ráp, cùng với chế độ vệ sinh không đủ và không đúng cách.

    NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN CÁC LOẠI MỤN

    Những yếu tố sau đây được cho là các nguyên nhân gây mụn có thể kích hoạt bệnh mụn trứng cá cấp hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá đang có:

    Mất cân bằng Hormone do cường Androgen

    Androgen là hormone có chủ yếu ở nam giới, nhưng cũng có một ít ở nữ giới nhằm kích thích việc mọc lông và tổng hợp estrogen cho chị em. Androgen thường được sản sinh nhiều vào giai đoạn dậy thì để giúp cơ thể phát triển trưởng thành.

    Do có tác dụng kích thích tăng tiết bã nhờn nên khi cơ thể sản sinh quá nhiều androgen so với nhu cầu sẽ khiến da trở nên bóng nhờn và nổi mụn trứng cá.

    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do nội tiết
    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do nội tiết

    Sự mất cân bằng hormone còn có thể do sử dụng một số loại thuốc có chứa testosterone (là một hormone steroid từ nhóm androgen).

    Da nhiễm và nghiện Corticoid từ kem trộn

    Kem trộn làm đẹp chứa corticoid có đặc tính giúp da đẹp lên nhanh chóng. Tuy nhiên, da sẽ trở nên nghiện corticoid và không tự duy trì được các chức năng tự nhiên vốn có. Khi ngưng bôi, da sẽ biến chứng viêm nhanh chóng và bị tàn phá khủng khiếp. Bất kỳ loại mụn nào, kể cả mụn nước đều có thể bùng phát trên mặt.

    Người bị mụn trứng cá do nhiễm Corticoid cũng có thể do sử dụng thuốc nào đó có chứa Corticoid chứ chưa hẳn dùng kem trộn.

    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do da nhiễm corticoid
    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do da nhiễm corticoid

    Sử dụng thuốc có chứa Liti (Lithium)

    Liti khiến cơ thể sản sinh ra hormone chống stress giúp chữa bệnh rối loạn lưỡng cực (hưng cảm và trầm cảm). Tuy nhiên các hormone này lại làm số lượng bạch cầu tăng lên dẫn đến các phản ứng viêm da. Khi các histamine (chất gây dị ứng) được giải phóng ra từ các túi chứa trong da, nó phá hủy cả các mô khỏe mạnh dẫn đến hậu quả là da bị đỏ, ngứa, thậm chí là đau và hiện tượng này còn nặng hơn ở những lỗ chân lông có mụn trứng cá.

    Thức khuya hoặc bị stress

    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do thức khuya, stress
    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do thức khuya, stress

    Khi bị stress hay thức khuya căng thẳng, mệt mỏi thì cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hormone chống stress có tên là Cortisol để cân bằng lại tâm sinh lý. Tuy nhiên, loại hormone này lại có đặc tính kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, khiến da mặt tiết ra một lượng dầu lớn, tăng nguy cơ hình thành các loại mụn trứng cá.

    Chế độ ăn uống không hợp lý

    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do chế độ ăn uống
    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do chế độ ăn uống

    Mặc dù chưa có những nghiên cứu hoàn chỉnh về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống với sự hình thành các loại mụn trứng cá, nhưng theo kinh nghiệm dân gian và một số thống kê khoa học thì một số loại đồ ăn thức uống như sau có thể làm cho tình trạng mụn trở nên trầm trọng:

    • Đồ ăn cay nóng nhiều ớt, tỏi, gừng…
    • Một số loại hoa quả tính nóng như mít, nhãn, mận, xoài, chôm chôm…
    • Thức ăn chiên rán, nhiều chất béo
    • Đồ ăn nhiều đường sữa hoặc giàu carbohydrate
    • Đồ uống có chất kích thích như cà phê, bia, rượu…
    • Hút thuốc lá

    Chế độ vệ sinh da không đúng cách

    Chế độ vệ sinh da không đúng cách dẫn đến một làn da bẩn là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Việc vệ sinh da không đúng cách cũng khiến các tế bào da chết không giải phóng được, dẫn đến sự bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ hình thành các loại mụn trứng cá.

    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do chế độ vệ sinh da
    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do chế độ vệ sinh da

    Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do dùng mỹ phẩm không phù hợp
    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do dùng mỹ phẩm không phù hợp

    Tuy không có bằng chứng rõ ràng việc sử dụng mỹ phẩm khiến hình thành mụn trứng cá, đặc biệt là các mỹ phẩm trang điểm không chứa dầu. Tuy nhiên, khi các hạt phấn làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây dị ứng mà bạn lại tẩy trang không sạch thì lại là một yếu tố thúc đẩy hình thành mụn trứng cá.

    Mặc quần áo gây bí da

    Thường xuyên mặc quần áo bó sát, chật chội sẽ tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra mặc quần áo gây bí bách cũng khiến các lỗ chân lông dễ bít tắc, tạo điều kiện cho các loại mụn hình thành.

    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do mặc quần áo bí da
    Phân loại theo các loại mụn: Mụn trứng cá do mặc quần áo bí da

    Da bị tổn thương

    Việc chà sát quá mạnh khi làm sạch da hoặc sử dụng xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa cao và có chứa các hóa chất gây kích ứng da… có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn.

    Hút thuốc lá

    Những hóa chất có trong khói thuốc lá không những khiến làn da trở nên thâm sạm xấu đi mà còn góp phần làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn.

    Tìm hiểu sâu hơn các nguyên nhân gây mụn tại đây: Tổng hợp các nguyên nhân gây mụn mới nhất 2021

    CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỊ MỤN TRỨNG CÁ

    Có rất nhiều cách trị mụn, từ những biện pháp tự điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên cho đến các liệu trình spa chuyên sâu hay các phác đồ điều trị y khoa của bác sĩ da liễu.

    Các phương pháp trị mụn trứng cá
    Các phương pháp trị mụn trứng cá

    Nguyên tắc chung của các phương pháp trị mụn là tác động và ngăn chặn các nguyên nhân gây mụn như bít tắc lỗ chân lông hoặc vi khuẩn gây mụn. Mỗi biện pháp trị mụn thường sẽ can thiệp ở một giai đoạn nào đó trong cơ chế hình thành mụn.

    Đối với các loại mụn trứng cá nhẹ không viêm như mụn đầu trắng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như bột nghệ, tràm trà, tía tô và diếp cá, bột trà xanh, kem đánh răng, chanh, dầu dừa… để loại bỏ chúng.

    Với các loại mụn sưng viêm, bạn nên đến spa để được điều trị với những liệu trình chuyên sâu hơn như: lấy nhân mụn, hút mụn, liệu pháp laser và ánh sáng, lăn kim hoặc phi kim, vi kim sinh học, peel da…. Bạn sẽ được tư vấn sử dụng các sản phẩm trị mụn chuyên biệt như tinh chất trị mụn, kem dưỡng trị mụn, trà trị mụn….

    Trong trường hợp mụn sưng viêm rất nặng, bạn có thể cần đến các loại thuốc trị mụn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn P.Acne. Nếu như nguyên nhân gây mụn được xác định chủ yếu là do nội tiết, bạn thậm chí cần sử dụng thêm thuốc tránh thai để điều hòa lại nội tiết.

    Tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp trị mụn tại đây: Tổng hợp những cách trị mụn trứng cá mới nhất 2021

    TRỊ MỤN TRỨNG CÁ TẬN GỐC VỚI NAMIRA

    Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng cơ chế hình thành mụn và đặc tính của các loại mụn trứng cá, Namira tạo ra các sản phẩm trị mụn với các cách trị mụn hiệu quả nhờ nhiều biện pháp kết hợp từ ngăn ngừa làm sạch cho đến điều trị kháng viêm.

    Bộ làm sạch cơ bản cho da mụn hiệu quả

    Namira có bộ làm sạch rất phù hợp cho da mụn gồm Tẩy trang Makeup Remover, Sữa rửa mặt Mild Cleanser, bộ tẩy da chết AHA BHA, cùng nước thần cho da mụn Essence Toner. Sử dụng bộ làm sạch cơ bản này sẽ giúp da sạch sâu, xóa bỏ bít tắc lỗ chân lông, cân bằng kiểm soát bã nhờn ngăn ngừa việc tạo mụn.

    Đây là một phương pháp trị mụn hiệu quả mang tính ngăn ngừa ngay từ giai đoạn 1 của cơ chế hình thành mụn.

    Cách trị mụn hiệu quả của Namira
    Cách trị mụn hiệu quả của Namira

    Vi kim tinh thể Nano thải độc mụn triệt để

    Đối với các loại da bị nhiễm độc hoặc da bị nhiều mụn ẩn, việc trị mụn bên ngoài chỉ như bắt cóc bỏ đĩa. Độc tố dưới da sẽ liên tục khiến da mọc mụn trở lại.

    Vi kim Tinh thể Nano Regetox can thiệp vào giai đoạn 2 của cơ chế hình thành mụn, giúp thải độc da, đồng thời tái tạo làn da mới khỏe mạnh, nhờ đó có thể trị tận gốc loại mụn này.

    Đây là cách trị mụn hiệu quả nhất trong các phương pháp hiện hành, bởi chỉ có vi kim tinh thể Nano mới có khả năng thải độc tố triệt để từ sâu dưới da.

    Vi kim trị mụn
    Vi kim trị mụn

    Trà thải độc trị mụn từ bên trong

    Đối với các loại mụn trứng cá có nguyên nhân bắt nguồn từ bên trong, việc chữa trị bề ngoài sẽ không giúp giải quyết triệt để vấn đề. Trong những trường hợp này, Trà thải độc trị mụn Namira với chiết xuất thiên nhiên như trà xanh, đu đủ, diệp hạ châu, khúng khéng, tiêu hàn…mới có khả năng xử lý triệt để vấn đề mụn nhờ thải độc gan, cân bằng nội tiết tố, giảm tiết dầu da và kháng viêm mụn hiệu quả.

    Biện pháp trị mụn này can thiệp vào giai đoạn 3 của cơ chế hình thành mụn. Bởi vì Trà trị mụn Namira thực ra là tận dụng các kháng sinh tự nhiên có trong các loại trà để kháng viêm, ức chế vi khuẩn P. Acnes.

    Trà trị mụn Namira
    Trà trị mụn Namira

    Tinh chất trị mụn sưng viêm

    Các loại mụn không viêm thì có thể xử lý dễ dàng nhờ các sản phẩm trên. Nhưng các loại mụn sưng viêm thì sao? Để tiêu viêm diệt mụn nhanh chóng thì đã có Tinh chất trị mụn Anti-Acne Regecell. Sản phẩm được thiết kế chuyên biệt cho những mụn trứng cá sưng viêm nặng ở giai đoạn 4 của cơ chế hình thành mụn.

    Tinh chất trị mụn Namira
    Tinh chất trị mụn Namira

    Kem dưỡng trị mụn và dị ứng

    Da bị mụn trứng cá thì dùng kem nào vừa dưỡng vừa giúp trị mụn đây? Hiểu về cơ chế hình thành mụn chúng ta thấy dưỡng quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông. Thiếu dưỡng dẫn đến da khô cũng kích thích da tiết nhờn nhiều cũng dẫn đến tạo mụn.

    Câu trả lời là Kem mụn dị ứng Acne& Allergies Namira. Kem thẩm thấu nhanh, làm tan dầu bã nhờn trên da giúp da sạch thoáng, nhờ đó trị viêm mụn và xóa thâm sau mụn hiệu quả. Kem cũng kích thích và hỗ trợ da tái tạo mạnh mẽ, nhờ đó ngăn ngừa không để lại sẹo mụn.

    Kem trị mụn Namira
    Kem trị mụn Namira

    Loạt sản phẩm chữa thâm mụn và sẹo mụn

    Sau mụn thì làm gì để ngăn ngừa thâm mụn và sẹo mụn? Câu trả lời đó là Tinh chất làm trắng Vita C Namira, Mặt nạ làm trắng Hydrogel Glutathione, Tế bào gốc phục hồi Regecell và tinh chất tăng trưởng da và nguyên bào sợi EGF, bFGF Regecell.

    Với các sản phẩm trị mụn một cách toàn diện từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 của cơ chế hình thành mụn như vậy, Namira chính là giải pháp toàn diện nhất giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các loại mụn.

    CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MỤN TRỨNG CÁ

    Mụn trứng cá là gì?

    Mụn trứng cá (còn gọi là mụn) là một tình trạng da bị tổn thương xảy ra khi các nang lông dưới da bị tắc nghẽn bởi bã nhờn và các tế bào da chết chưa kịp đào thải, tạo ra môi trường yếm khí thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn P.Acnes phát triển, dẫn đến phản ứng viêm tự vệ của cơ thể.

    Vì sao lại có mụn?

    – Các bác sĩ tin rằng các điều sau đây là nguyên nhân gây các loại mụn trứng cá: lỗ chân lông tiết quá nhiều dầu, tế bào da chết không được đào thải mà tích tụ trong lỗ chân lông và sự phát triển của vi khuẩn trong lỗ chân lông.
    – Một số yếu tố khác có thể khiến bạn dễ bị mụn trứng cá hơn người khác là: nội tiết tố, gen di truyền, sử dụng thuốc men, tuổi tác…
    – Một số yếu tố có thể không trực tiếp gây ra các loại mụn trứng cá, nhưng làm cho nó tồi tệ hơn là: chế độ ăn uống, căng thẳng stress, mất ngủ, đeo khẩu trang mũ bảo hiểm hay mặc quần áo chật chội, ô nhiễm và độ ẩm cao, nặn mụn, chà xát da quá mạnh.

    Có những loại mụn nào?

    Mụn trứng cá có các loại mụn sau: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn thuộc nhóm mụn không viêm và mụn mủ, mụn bọc, mụn u, mụn nang thuộc nhóm mụn sưng viêm.
    Nếu phân loại theo vị trí mụn thì có: mụn ở cằm, mụn ở má, mụn trên trán, mụn lưng, mụn ngực, mụn vai, mụn tay chân, mụn mông và vùng kín.

    Ai bị mụn trứng cá?

    Mụn trứng cá xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt chủng tộc hay lứa tuổi. Tuy nhiên, nó phổ biến nhất ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì. Mụn trứng cá tuổi dậy thì thường phổ biến hơn ở nam giới. Mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành thì lại phổ biến hơn ở phụ nữ.

    Làm thế nào để hết mụn?

    – Nếu mụn dạng nhẹ có thể áp dụng cách trị mụn tại nhà bằng các loại nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, dưa chuột, chanh, mật ong…
    – Có thể đi spa hoặc thẩm mỹ viện để thực hiện các liệu trình trị mụn chuyên sâu như: loại bỏ nhân mụn, liệu trình hút mụn, liệu pháp laser và ánh sáng, peel da hóa học, lăn kim trị mụn, vi kim trị mụn…
    – Ngoài ra, có thể sử dụng một số sản phẩm trị mụn có chứa Salicylic Acid, Peroxide Benzoyl, Lưu huỳnh, retinoid hay một số thuốc trị mụn kháng sinh dạng bôi hoặc uống. Nên có ý kiến tư vấn của bác sỹ về vấn đề này.

    Nên trị mụn ở đâu?

    Trị mụn tại nhà tiện lợi, chi phí thấp nhưng mất thời gian, cần sự kiên trì, chỉ phù hợp với các loại mụn nhẹ.
    Trị mụn tại Spa hoặc Thẩm mỹ viện thì chi phí cao nhưng hiệu quả nhanh hơn. Các Spa và Thẩm mỹ viện thường có kinh nghiệm và kiến thức xử lý các loại mụn phức tạp tốt hơn trị mụn tại nhà.
    Đi bệnh viện da liễu hay khám bác sỹ thì quy trình thăm khám phức tạp. Thuốc trị mụn cho hiệu quả nhanh nhưng thuốc không tốt cho cơ thể và thường có tác dụng phụ không mong muốn.

    Lấy nhân mụn ở đâu tốt?

    Bạn không nên tự nặn mụn trứng cá hoặc lấy nhân mụn tại nhà vì có thể gây tổn thương sâu hơn cho da dẫn đến gây biến chứng để lại sẹo mụn, thâm mụn. Bạn nên đến các Spa hoặc Thẩm mỹ viện uy tín để lấy nhân mụn.

    Bị mụn nên đi khám da liễu hay nội tiết?

    Khi bị mụn trứng cá thì bạn nên đi khám da liễu vì mụn thuộc vấn đề về da liễu. Bác sĩ da liễu có kiên thức sâu về tất cả các loại mụn trứng cá nên sẽ biết được nguyên nhân mụn của bạn do đâu. Nếu mụn bạn có dấu hiệu là do nội tiết hay còn gọi là mụn nội tiết, bác sỹ da liễu sẽ có thể chỉ định bạn khám thêm ở khoa nội tiết để có đủ thông tin đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bạn.

    Làm thế nào để ngăn ngừa mụn?

    Nếu bạn có da dễ nổi mụn thì cần chú ý những điều sau:
    • Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ ăn cay nóng, nhiều đường sữa, nhiều dầu mỡ, đồ uống kích thích có cồn, thuốc lá…
    • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, tinh thần sảng khoái, không thức khuya, ngủ đủ giấc.
    • Chế độ chăm sóc da đúng cách: chọn dùng các mỹ phẩm dành cho da mụn. Rửa mặt vệ sinh da sáng tối và sau khi tập thể dục hoặc đi đường bụi bặm về, thường xuyên tẩy da chết.
    • Giữ gìn da luôn sạch sẽ, tránh sờ tay vào mặt hay để da tiếp xúc với đồ bẩn như điện thoại, chăn ga gối đệm, chổi trang điểm bẩn…

    Kem trị mụn nào tốt?

    Kem trị mụn tốt trước hết phải là sản phẩm trị mụn có nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đảm bảo. Kem trị mụn tốt thường ở dạng gel, giúp giảm thiểu việc gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra kem nên có những thành phần kháng viêm kháng khuẩn, kiềm dầu và làm thông thoáng lỗ chân lông như Salicylic Acid, Retinoid hoặc Peroxide Benzoyl, trà xanh, nghệ…

    Xem thêm bài về mụn trứng cá

    BÀI VIẾT NÊN XEM THÊM

    Mặt nạ căng bóng thủy tinh Namira Glutathione Collagen Hydrogel Mask 35ml/ miếng

    Mặt nạ căng bóng thủy tinh Namira Glutathione Collagen Hydrogel Mask Xuất xứ: Hàn Quốc Thương hiệu: Namira Quy cách: hộp x 5 miếng Thành phần mặt nạ...

    Mặt nạ Hydrogel là gì? Có hiệu quả không? Top 3 mặt nạ được yêu thích nhất

    Trong xu hướng làm đẹp mới hiện nay Mặt nạ hydrogel đang làm mưa làm gió, bạn đã sẵn sàng bắt kịp làn sóng...

    Kem trị nhăn mắt loại nào tốt nhất 2022? Cách sử dụng chúng hiệu quả

    Vùng mắt và xung quanh luôn là nơi báo tín hiệu cho chúng ta khi làn da bị lão hóa, là nơi đầu tiên...

    Cẩm nang về kem trị nám da 2021

    Nám da là tình trạng gặp phải của nhiều chị em phụ nữ khiến chúng ta có phần kém sắc và tự ti hơn....