LĂN KIM TRỊ MỤN CÓ TỐT KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý KHI LĂN KIM TRỊ MỤN
Lăn kim trị mụn không phải là phương pháp mới trong ngành spa, thẩm mỹ da. Đây là một cách trị mụn bắt đầu được biết đến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây và được không ít người lựa chọn để cải thiện tình trạng mụn ẩn, mụn bọc và mụn thâm trên da. So với các công nghệ khác thì phương pháp lăn kim trị mụn có tốt không? Hiệu quả mang lại cho làn da như thế nào? Hãy cũng Beauty Realm tìm hiểu nhé.
Phương pháp lăn kim trị mụn là gì?
Cơ chế của phương pháp lăn kim trị mụn
Phương pháp lăn kim là một liệu pháp thay da vi điểm (Micro-needling Therapy), hay liệu pháp tăng sinh collagen (Collagen Induction Therapy). Những đầu kim lăn tác động trực tiếp vào da, tạo những tổn thương giả kích thích da tăng sinh collagen, elastin mạnh mẽ, tái tạo làn da mới.
Lăn kim trị mụn là quá trình sử dụng thiết bị con lăn có chứa 150 đến 500 đầu kim siêu nhỏ hoặc 2 đến 8 đầu kim (cho dụng cụ bằng máy), và di chuyển liên tục trên vùng da bị mụn.
Bản chất của phương pháp này là dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể, chủ động gây ra các tổn thương giả nhằm kích thích sản sinh thêm collagen và elastin. Cơ thể khi nhận thấy tổn thương sẽ tăng cường sản sinh các chất để tạo ra làn da mới tươi trẻ không có vấn đề, đẩy làn da cũ bị tổn thương lên bề mặt và dần loại qua quá trình bong tẩy da chết. Nhờ vậy, làn da sẽ được nuôi dưỡng khỏe mạnh, trẻ hóa và đàn hồi từ sâu bên trong.
Khi được áp dụng để lăn kim trị mụn, việc bong tẩy tế bào chết sẽ giúp lỗ chân lông được thông thoáng, từ đó hạn chế được việc chúng bị bít tắc – cũng chính là nguyên nhân gây mụn. Trong quá trình lăn, các dưỡng chất dùng để trị mụn sẽ được đưa luôn vào nhằm gia tăng hiệu quả điều trị của sản phẩm.
Tác dụng của phương pháp lăn kim trị mụn
Các chuyên gia da liễu đánh giá cao tác dụng của lăn kim trong việc điều trị mụn và các hệ quả mà mụn đem lại. 80% tác dụng sẽ được thấy ngay sau lần lăn kim đầu tiên. Một số tác dụng mà lăn kim trị mụn đem lại:
- Lăn kim trị mụn được ẩn, mụn đầu đen, làm sạch nhân mụn ở sâu bên trong da.
- Trẻ hóa và tăng độ đàn hồi của da.
- Thu nhỏ lỗ chân lông.
- Làm mờ thâm mụn và hạn chế sẹo rỗ do mụn.
Lăn kim trị mụn có tốt không?
Ưu điểm của phương pháp lăn kim trị mụn
Để có những so sánh, đánh giá khách quan và chính xác nhất về phương pháp lăn kim trị mụn so với các công nghệ chữa mụn khác hiện nay, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về tình trạng da, cơ sở thực hiện, tay nghề chuyên viên,…Theo cơ chế của phương pháp lăn kim trị mụn, những tổn thương giả gây ra trên da hoàn toàn ở trong mức độ chịu đựng. Tế bào mô da hay lớp màng bảo vệ hoàn toàn không bị phá hỏng nên da bạn có thể yên tâm về vấn đề an toàn của phương pháp này.
Tuy nhiên, hiện nay, không phải cơ sở thẩm mỹ nào cũng đủ điều kiện thực hiện lăn kim trị mụn. Việc không kiểm soát được thao tác thực hiện sẽ khiến những đầu kim xâm lấm và gây tổn thương nhiều hơn trên da. Tất nhiên, điều này sẽ khiến da bị tổn hại nặng nề và khó có thể hồi phục như ban đầu.
Bên cạnh đó, việc không đảm bảo yếu tố vô trùng trong quá trình thực hiện hoặc quá trình chăm sóc sau lăn kim cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trị mụn. Thậm chí có những trường hợp bị nhiễm trùng da mặt và kéo theo tình trạng mụn ngày càng nặng hơn.
Nhược điểm của phương pháp lăn kim trị mụn
Như vậy, ta có thể thấy phương pháp trị mụn bằng lăn kim rất tốt. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cho thấy không phải bất cứ cơ sở nào cũng làm đúng quy trình và sử dụng các công cụ hợp vệ sinh, tiêu chuẩn. Đã có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, khiến làn da bị hư hại và tình trạng mụn, sẹo mụn, lão hóa nghiêm trọng hơn, thậm chí hỏng cả da mặt.
- Sử dụng dụng cụ lăn kim được sử dụng không đảm bảo, các đầu kim quá to và không sắc, gây ra tổn thương nặng ở biểu bì da, dễ gây nhiễm trùng. Hơn thế nữa, loại sản phẩm bôi trên da cũng không có nguồn rõ ràng, chứa hóa chất độc hại, hết hạn sử dụng.
- Đồng thời rất nhiều cơ sở còn không đảm bảo yếu tố vô trùng và bác sĩ tay nghề yếu, thiếu kinh nghiệm, yếu kém về chuyên môn.
- Ngoài ra, trị mụn bằng lăn kim không phải ai cũng hết mà tùy theo cơ địa, tình trạng da của từng người và khi điều trị cần chế độ chăm sóc rất nghiêm ngặt, chỉ 1 sơ suất nhỏ cũng khiến kết quả bị ảnh hưởng xấu. Đặc biệt, chi phí thực hiện phương pháp này khá mắc, đòi hỏi người thực hiện phải bỏ ra từ vài triệu đồng đến hơn chục triệu đồng.
Lăn kim có bị nổi mụn không?
Lăn kim là một phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả. Vậy nếu bạn lăn kim xong nhưng bị nổi mụn, thậm chí là nổi mụn khắp mặt tình trạng tệ hơn trước khi lăn kim là do đâu? Cùng tìm hiểu 3 nguyên nhân gây mụn sau lăn kim:
- Tình trạng da trước lăn kim rất quan trọng. Do đó hãy tìm hiểu tình trạng da mụn đến đâu để lựa chọn kim lăn cho hợp lý. Một số mụn cũng được khuyên là không nên lăn kim. Da bạn còn mụn, nhất là mụn viêm thì việc lăn kim cũng khiến da bị viêm nhiễm, mụn sẽ lan ra khắp mặt.
- Không thực hiện các bước dưỡng da sau lăn kim theo lời dặn của bác sĩ như: dùng sữa rửa mặt trong ngày đầu sau lăn kim, trang điểm, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, tiếp xúc hơi nóng (nấu ăn, tắm nước nóng, xông hơi…).
- Nếu như bạn đã tuân thủ những nguyên tắc trên nhưng lăn kim xong vẫn bị mụn là tại sao? Câu trả lời là bạn đã chọn sai cơ sở thực hiện phương pháp lăn kim: không soi da, không điều trị mụn, dụng cụ kim lăn không đạt chuẩn y khoa, kim lăn sử dụng nhiều lần cho nhiều người…
Những lưu ý khi lăn kim trị mụn
Những trường hợp chống chỉ định lăn kim trị mụn
Theo các bác sĩ chuyên ngành có kinh nghiệm lâu năm, các đối tượng sau đây không thể thực hiện phương pháp lăn kim:
– Da quá mỏng, gân xanh và mao mạch hiện rõ.
– Da đang bị viêm do mụn viêm to hoặc do dị ứng, nhiễm corticoid.
– Da quá nhạy cảm và thiếu hụt collagen do các bệnh lý khác.
– Da bị mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc quá nặng.
– Người bị dị ứng sản phẩm hỗ trợ lăn hoặc dị ứng với dưỡng chất.
Hãy tìm hiểu thật kỹ và đến các cơ sở uy tín để được thăm khám tư vấn cụ thể về các vấn đề da mụn mà bạn đang gặp phải. Tránh tình trạng tự lăn kim trị mụn tại nhà gây phản tác dụng.
Một số lưu ý chăm sóc da sau khi lăn kim trị mụn
Theo từng giai đoạn phục hồi của da sau khi lăn kim trị mụn, cách chăm sóc đặc biệt quan trọng để có được kết quả tối ưu nhất:
+ Trong 3 ngày đầu tiên:
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da mặt mỗi ngày. Dùng bông tẩy trang thấm đẫm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng khắp vùng da mới lăn.
Lưu ý không thao tác mạnh hoặc chà xát để tránh làm da bị thương tổn nặng nề hơn nữa. Áp dụng 2 – 3 lượt mỗi ngày.
Thời gian này, nên dùng các dòng tế bào gốc chuyên dụng để thúc đẩy sự tái tạo của da. Lưu ý tránh nắng hoàn toàn và hạn chế sử dụng máy tính bởi bức xạ sẽ khiến cho làn da sạm đi trông thấy.
+ Từ ngày thứ 4:
- Chú ý vệ sinh da mặt nhẹ nhàng
Da bắt đầu có hiện tượng khô lại. Bạn có thể rửa sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch, tuy nhiên vẫn nên lưu ý thao tác nhẹ nhàng để da không bị thương tổn.
- Sử dụng kem trị mụn
Có thể ngừng thoa tế bào gốc, thay vào đó bạn dùng kem trị mụn để ức chế vi khuẩn gây mụn, hạn chế hình thành mụn mới.
- Dùng kem chống nắng từ ngày 4 sau lăn kim trị mụn
Các bác sĩ khuyên dùng kem chống nắng từ ngày thứ 4 sau liệu trình. Thậm chí còn bắt buộc phải sử dụng kem chống nắng dù ở trong nhà để tránh tình trạng da thâm sạm. Các bạn nên chọn loại kem chống nắng có độ SPF 30 trở lên, PA++. Nên thoa kem mụn trước, sau đó đến kem chống nắng (bôi trước tối thiểu 15 phút để kem chống nắng phát huy tác dụng). Cứ 2-3 tiếng bôi lại một lần, đối với dân văn phòng thì thoa ngày 2 lần là đủ.
+ 7 ngày sau đó:
- Chăm sóc da cơ bản
Sau 1 tuần làm liệu trình lăn kim trị mụn, bạn nên đi tẩy tế bào chết để làm thống thoáng lỗ chân lông và thúc đẩy nhanh việc tái tạo da mới. Các bước dưỡng da sau lăn kim vẫn được duy trì đều đặn và đầy đủ.
Ngoài ra, sau khoảng 7-10 ngày lăn kim, da đã dần hồi phục và ổn định lại, bạn có thể đắp mặt nạ để cấp ẩm, hạn chế tiết dầu gây mụn.
- Chú ý về chế độ ăn uống
Hãy bổ sung nhiều các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin C để thúc đẩy tiến trình hồi phục. Bên cạnh đó, các món ăn giàu protein, đạm cũng cần được thêm vào thực đơn hàng ngày để giúp làn da lành thương nhanh chóng sau liệu trình vi kim trị mụn xâm lấn.
Ngoài các thực phẩm nên ăn thì bạn cũng cần tránh một số nhóm thực phẩm dễ để lại sẹo như rau muống, hải sản, đồ tanh, thịt gà, thịt bò, đồ uống có cồn, chất kích thích,… Hãy kiêng ít nhất 3 – 4 tuần cho đến khi da hoàn toàn hồi phục.
- Chú ý chế độ sinh hoạt khoa học
Trong thời gian mới lăn kim trị mụn xong tuyệt đối không nên thức khuya để da có thời gian hồi phục và tái tạo. Hãy đi ngủ sớm, trước 11 giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng để làn da được chăm sóc tốt nhất.
Lưu ý vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân như chăn, gối và tránh dùng khăn mặt vì dễ gây tích tụ vi khuẩn gây mụn.
Xu hướng trị mụn bằng công nghệ vi kim
Như đã nói, phương pháp lăn kim trị mụn đã được sử dụng phổ biến tại thẩm mỹ viện, spa,… và thực sự đem lại một số hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, việc kiêng khem ngặt nghèo sau khi lăn kim cũng khiến nó trở nên mất điểm trong lòng nhiều người. Hơn nữa, lăn kim trị mụn bị hạn chế bởi một số trường hợp da không sử dụng được phương pháp này.
Hiện nay, phương pháp tối ưu nhất để khắc chế mọi tình trạng mụn nặng, nhẹ là điều trị chuyên sâu theo công nghệ vi kim. Tùy theo mức độ mụn thực tế của mỗi người mà chuyên gia da liễu sẽ thăm khám và đề xuất liệu trình chữa trị thích hợp.
Thế hệ công nghệ trị mụn tiên tiến hiện nay ngoài khả năng loại sạch triệt để nhân mụn thì còn tích hợp các cơ chế khắc phục thâm, sẹo, đồng thời tái tạo da khỏe mạnh từ sâu bên trong. Chính vì lý do đó nên trị mụn bằng công nghệ vi kim hiện là xu hướng được đông đảo tín đồ thẩm mỹ lựa chọn thay vì phương pháp lăn kim trị mụn truyền thống vì an toàn và mang đến hiệu quả sạch mụn triệt để.
Xem thêm bài viết liên quan chủ đề Lăn kim trị mụn
- Vi kim khác lăn kim, vi tảo như thế nào?
- Top 10 sữa rửa mặt trị mụn tốt nhất
- Top 10 kem chống nắng cho da mụn
- Tổng hợp các nguyên nhân gây mụn mới nhất 2021
- Tẩy tế bào chết cho da mụn
- Nguyên nhân và cách trị mụn nang
- Nguyên nhân gây sẹo và cách trị sẹo 2020
- Nặn mụn hay lấy nhân mụn – Một thói quen có nên bỏ?
- Mụn ở má, nguyên nhân và cách trị mụn mọc ở má
- Mụn mủ – Không nên chủ quan
- Mọc mụn ở trán! Yên tâm bởi cách trị mụn trên trán hiệu quả
- Mặt mụn và cách chăm sóc da mụn như thế nào cho đúng
- Lăn kim là gì? Những lưu ý khi Lăn kim tại nhà
- Da dầu là gì? Cách chăm sóc da dầu tránh mụn
- Công nghệ tế bào gốc trong mỹ phẩm
- Cách trị mụn lưng triệt để, vĩnh viễn mới nhất 2021
- Cách trị mụn đầu đen hiệu quả mới nhất 2021
- Cách trị mụn bọc chuẩn 2021
- Cách trị mụn ẩn mới nhất 2021
- Các loại Thuốc trị mụn Y khoa 2021
- Bật mí cách trị mụn cám hết sạch sau 1 tuần
- AHA có tác dụng gì? AHA loại nào tốt?
- 9 cách trị mụn bằng chanh tại nhà hiệu quả
- 5 dấu hiệu của mụn nội tiết tố và cách điều trị
- 4 bước chăm sóc da mụn tại nhà đúng cách
- 18 cách trị thâm mụn hiệu quả từ thiên nhiên
- 15 cách trị mụn tại nhà hiệu quả có thể bạn chưa biết
- 10 cách trị mụn sưng viêm tại nhà hiệu quả
- [Góc review] Kem trị mụn – Cơ chế, cách dùng và lưu ý 2021