0₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

More

    Nặn mụn hay lấy nhân mụn – Một thói quen có nên bỏ?

    BẠN CÓ NÊN TỰ NẶN MỤN KHÔNG?

    Mụn trứng cá luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi mắc phải. Mỗi khi mụn xuất hiện, khi soi vào gương hay vô thức chạm tay vào mặt, chúng ta thường chỉ muốn nặn chúng ngay lập tức.

    Tuy nhiên có nên nặn mụn không? Nặn mụn như thế nào cho đúng? Những loại mụn nào nên nặn? Nên đến các spa để nặn mụn không? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Beauty Realm để làm rõ các vấn đề trên.

    NẶN MỤN LÀ GÌ?

    Nặn mụn là gì?
    Nặn mụn là gì?

    Nặn mụn là sử dụng ngón tay, tăm bông hoặc dụng cụ nào đó để tạo nên lực ép từ bên ngoài vào vùng da xung quanh đầu mụn, khiến nhân mụn ở dưới da bật ra ngoài. Việc nặn mụn chuẩn y khoa bằng những dụng cụ phù hợp với một quy trình chuẩn y khoa giúp hạn chế được tổn thương trong quá trình nặn thường được gọi là lấy nhân mụn.

    Mặc dù, khi bị mụn chúng ta thường có xu hướng sờ chạm, mân mê đầu mụn và cuối cùng là nặn mụn, nhưng các chuyên gia da liễu luôn khuyến cáo chúng ta không nên tự ý nặn các nốt mụn tại nhà bởi vì sẽ làm phá vỡ cấu trúc da và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như: dẫn đến sưng viêm, lây lan mụn….

    NẶN CÁC LOẠI MỤN SAO CHO ĐÚNG?

    Mặc dù lời khuyên của các bác sĩ da liễu là không nên tự nặn mụn nhưng thực tế thì ai bị mụn cũng táy máy chân tay nên dễ là “xử đẹp” luôn những nốt mụn của mình ngay tại nhà. Bên cạnh đó nhiều ý kiến cho rằng, nếu không nặn hết các nốt mụn thì da không thể hết mụn. Tuy nhiên, nếu có thói quen tự nặn các nốt mụn thì cần biết rõ các loại mụn và cách nặn mụn an toàn, đúng cách để da không chịu những tổn thương và thâm sẹo nặng nề.

    Nặn mụn đầu đen/đầu trắng thế nào?

    Nặn mụn như thế nào?
    Nặn mụn như thế nào?

    Mụn đầu đen có nhân mụn ở dưới da nhưng đầu mụn mở trên bề mặt da, rất thuận tiện cho việc loại bỏ nhân mụn. Nhân mụn đầu đen có dầu thừa, các tế bào chết, và bụi bẩn kết lại thành cục. Việc nặn bỏ đi sẽ khiến bạn thoải mái và cũng giúp mụn nhanh khỏi hơn bình thường.

    Cách nặn lấy nhân mụn đầu đen:

    Để nặn các nốt mụn đầu đen đúng cách và dễ dàng, bạn nên xông mặt trước đó từ 5-10 phút. Tùy vào vị trí mụn mà chúng ta có các cách nặn khác nhau.

    Đối với các nốt mụn ở má và trán, chúng ta nhẹ nhàng kéo căng da mặt, đồng thời lấy cây nặn mụn ấn xuống để cho đầu mụn lọt ở giữa. Do lỗ chân lông nở to ra nên những chiếc mụn đầu đen dễ dàng trào ra ngoài.

    Với những nốt mụn ở mũi, rất khó nặn và gây đau, chúng ta cần nhẹ nhàng đè cây lấy nhân mụn theo hướng từ dưới lên trên hoặc dùng 2 ngón tay ấn xuống hai bên mép của đầu mụn với lực vừa phải để nhân mụn có thể bật ra.

    Cách nặn lấy nhân mụn đầu trắng:

    Thao tác nặn lấy nhân mụn đầu trắng cơ bản tương tự như khi nặn lấy nhân mụn đầu đen, ngoại trừ việc bạn cần sử dụng thêm một cái kim để chích đầu mụn trước khi nặn ra. Lí do là vì đầu mụn của loại mụn này không hở hoàn toàn ra như mụn đầu đen.

    Có nên nặn mụn bọc không?

    Mụn bọc là loại mụn không có đầu nên rất khó nặn. Việc cố gắng nặn các nốt mụn bọc này thường sẽ gây đau đớn, sưng to và viêm nhiễm lây lan ra các vị trí khác, sau khi khỏi mụn dễ hình thành sẹo rỗ, các vết thâm khó biến mất trên da. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn không nên tự nặn mụn bởi vì khả năng nặn lấy nhân mụn ra được là ít mà khả năng gây tổn thương da là nhiều.

    Nếu bạn rất muốn loại bỏ mụn bọc dưới da, hãy để cho các chuyên viên chăm sóc da hoặc bác sĩ da liễu làm việc đó. Họ sẽ chích và loại bỏ nhân mụn cho bạn bằng kỹ năng lành nghề và dụng cụ y tế phù hợp để tránh gây tổn thương cho làn da.

    Có nên nặn mụn nang không?

    Thực sự thì không ai khuyên bạn nặn mụn nang hết. Vì đây là một loại mụn rất nặng và phức tạp nên nguy cơ gây biến chứng rất cao.

    Nếu như dịch mủ nang nhiều gây khó chịu, hãy đến bác sĩ da liễu để họ giúp bạn. Bác sĩ da liễu sẽ thực hiện thủ thuật dẫn lưu mủ nang để loại bỏ dịch mủ và nhân mụn nang cho bạn. Điều này giúp mụn nhanh lành và giảm nguy cơ để lại sẹo.

    Nặn mụn mủ được không?

    Các nốt mụn mủ thường nằm sâu dưới lớp da và rất khó để nặn. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm đắp lên nốt mụn nhằm mục đích mở lỗ chân lông, từ đó dễ nặn hơn.

    Tuy nhiên, khi bị mụn mủ không nên cố gắng tự nặn bởi nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Hãy để việc đó cho các chuyên gia thì hơn.

    Nặn mụn ẩn được không?

    Mụn ẩn là loại mụn không sưng đỏ hay mưng mủ nhưng lại khiến da trông kém mịn màng. Khi sờ lên da cảm giác xù xì khó chịu sẽ khiến bạn muốn nặn chúng. Tuy nhiên, do đặc tính kích thước nhỏ liti lại nằm ẩn dưới da, việc nặn mụn ẩn sẽ chẳng mang lại lợi ích gì ngoài những rủi ro khiến mụn trở nên trầm trọng hơn.

    Trong trường hợp bạn thực sự muốn lấy cho được nhân mụn ẩn ra, thì có thể thử áp dụng cách lấy nhân mụn ẩn tại nhà như sau:

    Vệ sinh tay và dụng cụ sạch sẽ. Xông hơi da mặt hoặc đắp khăn ấm lên vùng da bị mụn để lỗ chân lông giãn nở, nhân mụn mềm và dễ dàng lấy hơn. Chích nhẹ lên nốt mụn, nhẹ nhàng lấy nhân mụn. Sau đó làm sạch da và bôi thuốc cẩn thận. Lưu ý quan trọng là chỉ nặn khi nhân mụn đã già, trồi nhẹ lên trên da.

    Nặn mụn cám như thế nào?

    Mụn cám cũng tương tự như mụn đầu trắng, tuy nhiên chúng nổi liti thành từng đám nên việc nặn từng cái một là không hiệu quả. Hãy sử dụng máy hút mụn để làm sạch mụn cám thay vì nặn từng cái một. Nếu bạn có thể đến Spa để làm sạch sâu mụn cám bằng liệu trình dermalinfusion là tốt nhất.

    LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI NẶN MỤN

    Việc nặn mụn tại nhà không an toàn, khiến mụn lâu lành, ngoài ra nguy cơ để lại sẹo và nhiễm trùng da thậm chí có thể gây ra các vết thâm trên da. Vì vậy đa số các bác sĩ da liễu đều khuyến cáo nên tránh thực hiện việc nặn mụn tại nhà. Nhất là các loại mụn sưng viêm thì đặc biệt không nên tự ý nặn.

    Nếu thực sự muốn làm cho bằng được, hãy lưu ý những điều sau đây trước khi hành động để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình nặn các nốt mụn:

    Mụn nào có thể nặn và mụn nào không?

    Có thể nặn mụn nào?
    Có thể nặn mụn nào?

    Việc này vô cùng quan trọng, trước tiên bạn cần phân biệt và kiểm tra các nốt mụn đã chín hay chưa, nhân mụn trồi lên trên da chưa. Bởi nếu các nốt mụn chưa chín, việc nặn những nốt mụn này sẽ khiến cho da tổn thương sâu hơn, thậm chí là gây nên vết thâm mụn hoặc sẹo mụn.

    Trong trường hợp mụn chưa chín, bạn nên sử dụng các sản phẩm trị mụn giúp gom cồi mụn và khiến mụn nhanh chín.

    Khi các nốt mụn đã chín, không còn đau, bạn có thể bắt đầu loại bỏ chúng bằng cách nặn và vệ sinh đúng cách.

    Khử trùng tay và dụng cụ lấy nhân mụn

    Đừng quên rửa tay và vệ sinh sạch sẽ cũng như khử trùng các dụng cụ lấy nhân mụn. Công việc này tuy nhỏ nhưng không thể bỏ qua vì tránh cho da bị nhiễm trùng. Việc làm sạch các dụng cụ và tay sạch sẽ giúp cho các nốt mụn sau khi nặn nhanh khỏi và không để lại di chứng về sau.

    Tẩy trang và rửa sạch mặt sạch sẽ

    Một điều tuyệt đối nên tránh là nặn các nốt mụn lúc mặt còn lớp kem chống nắng hay trang điểm vì điều này vô tình sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và dễ xâm nhập vào lớp da hở bạn vừa nặn mụn. Hãy tẩy trang và rửa sạch da mặt, lau khô rồi mới tiến hành các thao tác nặn lấy nhân mụn.

    Sát khuẩn vùng da vừa lấy nhân mụn

    Một lưu ý cuối cùng sau khi loại bỏ mụn chính là làm sạch vùng da vừa nặn bằng cồn, nước muối sinh lý hoặc toner. Sau khi nặn lấy nhân mụn bạn nên hạn chế trang điểm nhưng vẫn cần phải bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da.

    TÁC HẠI CỦA VIỆC NẶN MỤN TÙY TIỆN

    Bất kỳ ai khi bị mụn đều thường có thói quen dùng tay tự nặn các nốt mụn. Mặc dù nặn mụn không phải là nguyên nhân gây mụn trực tiếp, nhưng lại là yếu tố khiến mụn trở nên trầm trọng.

    Đây là việc làm vô cùng có hại cho làn da, bởi chúng ta thường không phân biệt được mụn nào có thể nặn, mụn nào không và quan trọng nhất là chúng ta không có kỹ năng lành nghề để làm việc này nên rất dễ làm tổn thương cho da khiến da sưng viêm thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

    Hậu quả khi nặn mụn?
    Hậu quả khi nặn mụn?

    Gây nhiễm trùng da

    Vấn đề vệ sinh tay và các dụng cụ lấy nhân mụn không đúng cách là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Chưa kể nếu như trong quá trình thực hiện, nếu nhân mụn không được lấy hết trong một lần thì sẽ làm cho da viêm nhiễm và dễ bị mưng mủ.

    Gây ra đau đớn

    Việc lấy nhân mụn không đúng cách sẽ gây đau đớn. Nhất là đối với các nốt mụn có nhân nằm ẩn sâu dưới da, việc loại bỏ chúng trở nên rất khó khăn. Thay vì tự ý nặn các nốt mụn, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín để được tư vấn và các chuyên viên có tay nghề thực hiện.

    Khiến mụn lan rộng

    Khi thực hiện loại bỏ mụn, động tác bóp mạnh để lấy nhân mụn bằng tay khiến cho các lớp mạch máu dưới da bị tổn thương và nhân mụn bị đẩy lan ra xung quanh. Và vô tình chính tay chúng ta khiến lây lan vi khuẩn gây mụn sang những vùng da khác.

    Để lại các vết thâm hoặc sẹo

    Việc nặn bóp để ép nhân mụn nằm sâu bên trong ra có nguy cơ phá vỡ cấu trúc bề mặt da. Da bị tổn thương nặng khiến cơ chế tự lành của da chậm, có thể khiến da khó trở lại trạng thái ban đầu và dẫn đến bị thâm hoặc sẹo. Do đó, bạn chỉ nên nặn những nốt mụn đã chín, nằm trồi trên da và những nốt gần như đang tự bong ra.

    CÓ NÊN ĐẾN CÁC SPA ĐỂ LẤY NHÂN MỤN

    Việc tự ý nặn các nốt mụn tại nhà vừa thiếu hiệu quả vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nặn mụn tại nhà có thể không loại bỏ hoàn toàn nhân mụn ra ngoài do chúng ta không thực hiện đúng kỹ thuật. Mụn còn sót lại khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, có nguy cơ bị sẹo, thâm sâu nếu không biết cách xử lý.

    Có nên nặn mụn tại spa hay không?
    Có nên nặn mụn tại spa hay không?

    Tuy nhiên không thể phủ nhận là việc lấy nhân mụn là một cách trị mụn giúp làn da mau chóng thông thoáng và tình trạng mụn có thể thuyên giảm nhanh chóng. Lấy nhân mụn thường là bước đầu tiên trong bất kỳ liệu trình trị mụn nào của các spa và thẩm mỹ viện.

    Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi “Có nên đến các spa để lấy nhân mụn không?” là CÓ. Bạn nên đến các spa uy tín, các kỹ thuật viên có tay nghề sẽ giúp bạn loại bỏ mụn tận sâu bên trong lỗ chân lông, lấy hết các nhân mụn và giảm nguy cơ để lại sẹo rỗ.

    Bạn sẽ được thăm khám, chẩn đoán tình trạng da, tình trạng các nốt mụn từ đó có cách chăm sóc và loại bỏ các nốt mụn phù hợp. Trước khi lấy nhân mụn, các kỹ thuật viên sẽ giúp bạn tẩy trang, rửa mặt, xông hơi làm giãn nở lỗ chân lông và sát khuẩn trước khi loại bỏ các nốt mụn.

    Việc lấy nhân mụn tại các spa sẽ đảm bảo hầu hết nhân mụn được loại bỏ triệt để và an toàn. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn chăm sóc da, thoa dưỡng chất nuôi dưỡng vùng da sau khi loại bỏ mụn để da nhanh hồi phục.

    Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều spa mọc lên, các spa nhỏ lẻ với tay nghề không đảm bảo. Vì vậy lợi khuyên dành cho bạn là nên tìm các địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị mụn an toàn, hiệu quả.

    CÁC BƯỚC LẤY NHÂN MỤN CHUẨN

    6 bước lấy nhân mụn chuẩn
    6 bước lấy nhân mụn chuẩn

    Bước 1: Vệ sinh da vùng mụn thật sạch sẽ.

    Bước 2: Dùng cồn khử trùng kim hoặc dụng cụ lấy nhân mụn. Rửa tay thật sạch và đeo găng tay y tế.

    Bước 3: Dùng kim chích nhẹ nhàng vào vùng da nơi lỗ chân lông có mụn.

    Bước 4: Dùng 2 ngón tay hoặc 2 cái tăm bông hoặc đầu vành khuyên của que lấy nhân mụn đè xuống vùng da xung quanh đầu mụn để cồi mụn bật ra ngoài.

    Bước 5: Sau khi lấy sạch nhân mụn, làm sạch da và khử khuẩn bằng nước muối sinh lý.

    Bước 6: Thoa thuốc trị mụn hoặc các sản phẩm trị mụn giúp diệt vi khuẩn gây mụn.

    Các bước nặn lấy nhân mụn cơ bản này có thể áp dụng cho một số loại mụn như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn bọc và mụn mủ loại nhẹ.

    GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC VỀ NẶN MỤN

    Nặn mụn là gì?

    Nặn mụn hay lấy nhân mụn là thao tác dùng một tác động lực từ bên ngoài để ép nhân mụn ở dưới da (bao gồm hỗn hợp bụi bẩn dầu thừa, bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông) bật ra khỏi lỗ chân lông.

    Nặn mụn bằng gì?

    Có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ trong việc loại bỏ các nốt mụn thường thấy như như: cây nặn mụn, lưỡi trích mụn, tăm bông…. Nên chuẩn bị thêm nước sát khuẩn và gạc nếu mụn to nhiều mủ.

    Nặn mụn có sao không?

    Cho dù khó chịu với các nốt mụn, nhưng bạn không nên tự ý nặn chúng. Vì khi thực hiện không đúng cách dễ làm tổn thương da, thậm chí khiến mụn bị sưng viêm, tấy đỏ thậm chí lây lan nặng hơn, dễ bị thâm, sẹo rỗ.

    Nặn mụn sao cho đúng?

    Cần phân biệt mụn nào nên nặn và không nên nặn. Mụn đã gom cồi, chín và không bị sưng viêm thì có thể nặn được. Riêng các mụn sưng viêm thì tuyệt đối không nên nặn. Rửa tay và sát khuẩn các dụng cụ nặn mụn đúng cách. Làm sạch vùng da trước và sau khi loại bỏ các nốt mụn.

    Nặn mụn bọc có sao không?

    Khi bị mụn bọc, việc nặn loại mụn này không đúng cách sẽ để lại những vết sẹo trên da. Việc nặn lấy nhân mụn bọc không được khuyến khích, chỉ nên tiến hành khi chúng hoàn toàn se cồi và đẩy lên trên bề mặt. Nếu nặn khi nhân mụn đang chìm dưới da thì sẽ gây đau đớn và sẹo thâm và sẹo rỗ cho da.

    Nặn mụn khi nào tốt nhất?

    Chỉ nên nặn lấy nhân mụn khi đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm nốt mụn. Các nốt mụn được phép nặn là các nốt mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, có kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên bề mặt da mới nên nặn.

    Nặn mụn nhiều có sao không?

    Đối với các nốt mụn nhỏ, mụn không nhân thì không cần thiết phải nặn lấy nhân mụn. Mụn sẽ tự mất sau quá trình chăm sóc và sử dụng thuốc trị mụn đúng cách. Tuy nhiên với các nốt mụn lớn việc lấy nhân mụn là cần thiết. Nhưng việc nặn nhiều, thường xuyên và không làm sạch nhân mụn sẽ dẫn đến các tình trạng tồi tệ cho da. Vì vậy nếu mụn nhiều, nốt mụn khó cần đến các cơ sở uy tín để thăm khám và làm sạch đúng cách.

    Nặn mụn gạo có được không?

    Mụn gạo là loại mụn cứng đầu, dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến chúng ta thiếu tự tin. Mụn xuất hiện nhiều ở cằm, xung quanh mắt lâu dần lây lan ra các vị trí khác. Đối với loại mụn này tuyệt đối cùng ta không được nặn. Nếu bạn không muốn tình trạng mụn gạo trở nên tồi tệ hơn thì cần hạn chế sờ nắn hay dùng tay lấy nhân mụn gạo.

    Nặn mụn xong nên làm gì?

    Sau khi nặn lấy nhân mụn, máu và dịch nhờn, hãy làm sạch da bằng cồn sát trùng hoặc nước muối sinh lý, sau để da nghỉ trong 10 phút, sau đó thoa một lớp mỏng kem trị mụn nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như lây lan mụn ra xung quanh. Và một lưu ý nữa là không nên trang điểm lên vùng mụn mới nặn, vết thương ở nốt mụn chưa lành. Điều này khiến cho vùng da đó dễ dàng bị nhiễm trùng và lâu lành.

    Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ?

    Ngay sau khi vừa nặn lấy nhân mụn xong bạn không nên sử dụng mặt nạ đắp lên luôn. Bởi vì lúc này bề mặt da đang có nhiều vi khuẩn nếu bạn đắp mặt nạ luôn mà không làm sạch da mặt khiến cho mụn càng nặng hơn, khó lành, dễ bị nhiễm trùng. Làn da của bạn lúc này đang rất nhạy cảm, nếu dùng mặt nạ nhiều dưỡng chất đắp trực tiếp lên da sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc. Gây ra tình trạng tồi tệ hơn cho làn da của mình.

    Nặn mụn kiêng ăn gì?

    Sau khi nặn lấy nhân mụn, để các nốt mụn nhanh lành và không để lại sẹo cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau: Hạn chế ăn rau muống, thịt gà, thịt bò. Hạn chế ăn trứng, đò hải sản, đồ nếp, đồ ngọt và các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, và các chất kích thích.

    Nặn mụn sau bao lâu thì được rửa mặt?

    Sau khi vừa nặn lấy nhân mụn bạn không nên rửa mặt ngay vì sẽ mất lớp dịch vàng giúp bảo vệ vết thương. Nên để ít nhất 30 phút sau rồi mới rửa bằng nước muối, sau đó bạn rửa lại bằng nước sạch.

    Nặn mụn sau bao lâu được skincare?

    Sau khi loại bỏ các nốt mụn ba ngày bạn có thể bắt đầu sử dụng các bước skincare nhẹ nhàng như dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, toner cấp ẩm cho làn da để giúp da được làm sạch và cung cấp dưỡng chất. Không nên trang điểm hoặc đánh phấn quá dày gây bí da.

    Nặn mụn sau bao lâu thì được makeup?

    Ngay khi vừa nặn lấy nhân mụn xong, việc trang điểm sẽ khiến làn da dễ bị kích ứng và lỗ chân lông dễ bị bít tắc hơn. Vì thế nên hạn chế trang điểm trong vòng ít nhất 24 tiếng để làn da có thời gian hồi phục lại sức sống.

    Nặn mụn xong làm sao để không thâm?

    Sau khi nặn lấy nhân mụn xong, để da không bị thâm bạn cần thực hiện những mẹo riêng để làm giảm thương tổn lên trên vùng da này cũng như thúc đẩy quá trình làm lành của da: Cần rửa sạch vùng da vừa lấy nhân mụn, có thể dùng đá lạnh chườm để giảm sưng viêm, bôi thêm các sản phẩm trị mụn, thâm. Không nên ăn các thực phẩm như thịt bò. Một điều quan trọng nữa sau khi nặn mụn là sử dụng các sản phẩm có công thức tự nhiên để bổ sung dưỡng chất cho làn da của mình.

    Nặn mụn bao lâu thì lành?

    Trong hầu hết các trường hợp sau khi nặn lấy nhân mụn thì vết thương và thâm sau mụn sẽ mờ dần hoặc biến mất hẳn trong khoảng 2 tuần. Trong quá trình lành lại của nốt mụn sau nặn, làn da sẽ đỏ và sưng lên, tuy nhiên chỉ 1 – 2 ngày sẽ hết. Sau 5-10 ngày tùy cơ địa và sức khỏe của làn da mỗi người thì các vết thâm mụn sẽ mờ dần. Và sau 10 – 14 ngày hoặc lâu hơn làn da bắt đầu tái tạo lớp mới và vết thâm sẽ mờ dần.

    Nặn mụn bao lâu thì hết sưng, đỏ?

    Sau khi nặn lấy nhân mụn, việc làn da có bị sưng đỏ hay không tùy thuộc vào tay nghề của người thực hiện và cơ địa của bản thân bạn. Nếu việc nặn các nốt mụn và chăm sóc cẩn thận, cơ địa khỏe thì các nốt sưng đỏ sẽ hết sau 1 – 2 ngày. Sau 3-4 ngày thì các vết thương hoàn toàn biến mất.

    Nặn mụn bao lâu thì khỏi?

    Tùy thuộc vào loại mụn, tình trạng da mà thời gian hồi phục sau khi nặn lấy nhân mụn khác nhau. Đối với các loại mụn như: mụn mủ, mụn sưng viêm, mụn bọc, nang thì thời gian lành sau nặn khá lâu vì khi nặn các loại mụn này thường để lại vết hở rộng dễ gây nhiễm trùng. Còn đối với các mụn đầu đen hay đầu trắng, khi mụn đã chín, cồi mụn đã trồi lên trên bề mặt da thì sau khi nặn mụn chỉ cần chăm sóc cẩn thận thì thời gian lành mụn nhanh.

    Nặn mụn bao lâu thì hết thâm?

    Vết thâm sau khi nặn lấy nhân mụn nhanh hết hay không tùy thuộc vào loại da của người sở hữu và tình trạng mụn trước khi nặn. Trong trường hợp mụn ở mức độ nhẹ và không gây nghiêm trọng cho làn da thì vết thâm sau khi nặn mụn sẽ nhanh lành. Trường hợp các nốt mụn gây nghiêm trọng như các loại mụn bọc, mụn nang… gây tổn thương da lớn thì các vết thâm sau nặn các nốt mụn sẽ lâu lành, có thể mất vài tháng thậm chí đến cả năm.

    Cây nặn mụn nào tốt?

    Có thể dùng cây nặn mụn để lấy đi phần nhân cồi mụn phía sâu trong da, chi phí rẻ tiền nhưng hiệu quả nhanh chóng và an toàn nếu như biết cách sử dụng đúng cách. Một vài cây nặn các nốt mụn chuyên nghiệp được sử dụng tại nhà nhiều nhất là:
    – Cây nặn mụn The Body Shop Blackhead Remover
    – Que nặn mụn Innisfree hàn Quốc
    – Kim nặn mụn y tế Vacosi chuyên dụng
    – Cây nặn mụn ẩn Etude House.

    Nặn mụn ở spa nào tốt?

    Việc đi spa chăm sóc da đã không còn lạ lẫm đối với các tín đồ làm đẹp. Nhất là đối với ai có làn da bị nhiều mụn thì việc đến spa để các chuyên gia nặn và điều trị là cần thiết. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các spa uy tín và có danh tiếng sử dụng các mỹ phẩm uy tín để điều trị bởi nếu nặn lấy nhân mụn không triệt để và cẩn thận sẽ khiến cho da mặt không lành thậm chí còn gây ra các vết sẹo vĩnh viễn không đáng có.

    Nặn mụn ở spa giá bao nhiêu?

    Việc nặn lấy nhân mụn ở spa hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào tình trạng mụn cũng như làn da của bạn. Chi phí cho quá trình này dao động từ mấy chục nghìn nhưng có nơi lên đến cả trăm, cả triệu. Tuy nhiên, tiền nào thì chất lượng sẽ tương xứng vậy. Bạn nên quan tâm đến spa uy tín và giá cả phải chăng phù hợp với kinh tế của mình để thực hiện được tốt nhất.

    Nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Trong quá trình mang thai, do sự thay đổi của các hormon và tình trạng cơ thể nhạy cảm hơn với môi trường nên phụ nữ mang thai dễ bị nổi mụn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, việc nặn các nốt mụn tại nhà là điều bà bầu tuyệt đối không nên làm. Bởi vì, trong giai đoạn mang thai, làn da của phụ nữ dễ bị kích ứng với tác động của bên ngoài, không những thế nội tiết tố thay đổi làm tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, việc nặn lấy nhân mụn tại nhà dễ gây tình trạng nhiễm khuẩn trên da mặt, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ làn da hở do nặn mụn dẫn đến tình trạng mụn sẽ nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả em bé.
    Trong quá trình bầu thay vì nặn các nốt mụn, bạn cần ưu tiên các phương pháp cải thiện làn da để mụn sẽ biến mất tự nhiên và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    BÀI VIẾT NÊN XEM THÊM

    Mặt nạ căng bóng thủy tinh Namira Glutathione Collagen Hydrogel Mask 35ml/ miếng

    Mặt nạ căng bóng thủy tinh Namira Glutathione Collagen Hydrogel Mask Xuất xứ: Hàn Quốc Thương hiệu: Namira Quy cách: hộp x 5 miếng Thành phần mặt nạ...

    Mặt nạ Hydrogel là gì? Có hiệu quả không? Top 3 mặt nạ được yêu thích nhất

    Trong xu hướng làm đẹp mới hiện nay Mặt nạ hydrogel đang làm mưa làm gió, bạn đã sẵn sàng bắt kịp làn sóng...

    Kem trị nhăn mắt loại nào tốt nhất 2022? Cách sử dụng chúng hiệu quả

    Vùng mắt và xung quanh luôn là nơi báo tín hiệu cho chúng ta khi làn da bị lão hóa, là nơi đầu tiên...

    Cẩm nang về kem trị nám da 2021

    Nám da là tình trạng gặp phải của nhiều chị em phụ nữ khiến chúng ta có phần kém sắc và tự ti hơn....