MỤN CẰM, CÁCH NGĂN NGỪA NỔI MỤN Ở CẰM VÀ TRỊ MỤN MỌC Ở CẰM
Mụn cằm là loại mụn khá phổ biến và gây nhiều phiền não cho nhiều người. Tuy nhiên không nhiều người biết cách ngăn ngừa nổi mụn ở cằm hay cách trị mụn mọc ở cằm sao cho hiệu quả. Hãy cùng Beauty Realm tìm hiểu để giải quyết vấn đề này một cách triệt để nhé.
Để được tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trị mụn cằm, hãy tham gia nhóm 620k mem LÀM ĐẸP – REVIEW MỸ PHẨM CÓ TÂM ❤️
MỤN MỌC Ở CẰM LÀ GÌ?
Mụn mọc ở cằm hay mụn cằm là mụn trứng cá xuất hiện ở khu vực cằm, bao gồm cả mụn dưới cằm. Cằm không phải là khu vực hình chữ T trên khuôn mặt (nơi thường tiết nhiều dầu nhất trên mặt) nên khi nổi mụn ở cằm người ta thường nghĩ đến nguyên nhân nội tiết. Tuy nhiên, nổi mụn ở cằm cũng có đủ các loại nguyên nhân gây mụn như việc nổi mụn ở các vị trí khác. Và mụn mọc ở cằm cũng có đủ các loại mụn như các nơi khác trên mặt vậy.
NGUYÊN NHÂN NỔI MỤN Ở CẰM
Việc nổi mụn ở cằm về cơ bản là do da tiết bã nhờn nhiều quá mức so với khả năng đào thải của lỗ chân lông. Tế bào da chết và bụi bẩn ở khu vực cằm lại không được loại bỏ kịp thời, dẫn đến việc tế bào da chết và bụi bẩn gây bít tắc bã nhờn tạo thành các ổ bít tắc, khiến mục mọc ở cằm.
Mụn mọc ở cằm lúc này chỉ mới ở dạng không viêm, có thể là mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen, hay mụn ẩn, mụn cám. Tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời mụn mọc ở cằm có thể chuyển sang dạng sưng viêm như mụn bọc, mụn mủ… Đó là lúc vi khuẩn gây mụn P.Acnes xâm nhập được vào các ổ bít tắc lỗ chân lông, phát triển gây nên viêm nhiễm.
Xem thêm cơ chế hình thành mụn tại đây: Cơ chế hình thành mụn trứng cá, các loại mụn & cách điều trị
Như vậy việc nổi mụn ở cằm sẽ liên quan đến 3 yếu tố: da tiết bã nhờn quá mức, tế bào chết và bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông và vi khuẩn P.Acne. Từ đó chúng ta có thể chỉ ra một loạt nguyên nhân khách quan chủ quan dẫn đến mụn mọc ở cằm như sau:
Thay đổi nội tiết tố
Có một loại hormone trong cơ thể kích thích tăng tiết bã nhờn là nội tiết tố nam androgen (do có ở nam giới là chủ yếu). Androgen thường được cơ thể sản sinh nhiều vào thời kỳ dậy thì nhằm phục vụ quá trình dậy thì của cơ thể (cả nam giới và phụ nữ) hoặc thời kỳ kinh nguyệt (đối với riêng phụ nữ). Do vậy những giai đoạn này chúng ta thường thấy mặt xuất hiện nhiều mụn nhất là mụn mọc ở cằm.
Theo lý thuyết Bản đồ mụn hay còn gọi là Bản đồ trị mụn (tên tiếng anh là Acne Face Map) thì việc nổi mụn ở cằm cũng liên quan mật thiết đến rối loạn nội tiết. Thống kê khoa học cho thấy đại đa số những người bị mụn vào giai đoạn dậy thì hay kinh nguyệt đều có mụn mọc ở cằm. Đây cũng là lí do khiến mọi người nghĩ mụn mọc ở cằm chỉ do mỗi nguyên nhân nội tiết.
Thức đêm, mất ngủ, stress triền miên
Tuy nhiên nếu để ý bạn cũng thấy là những lúc thức đêm, mất ngủ hay căng thẳng triền miên bạn cũng có thể nổi mụn ở cằm. Thực ra thức đêm mất ngủ, stress căng thẳng cũng gây mất cân bằng nội tiết, khiến da tiết bã nhờn quá mức. Cơ thể lúc này sản sinh nhiều hormone Cortisol để giúp cơ thể chống lại mệt mỏi và stress. Nhưng loại hormone này cũng có một tác dụng khác là thúc đẩy da tiết dầu mạnh mẽ, nhất là khu vực cằm. Đó là lý do bạn sẽ thấy hiện tượng nổi mụn ở cằm vào những lúc như vậy.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết, khiến làn da tăng tiết dầu hơn bình thường, gây nổi mụn ở cằm. Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ kích thích da bạn tiết dầu nhiều hơn. Thức ăn nhiều đường sữa sẽ khiến tăng androgen trong cơ thể, cũng khiến da tiết dầu mạnh. Các đồ uống có cồn, chất kích thích cũng có tác dụng tương tự.
Cơ địa da bị mụn
Đây cũng là một nguyên nhân gây mụn mọc ở cằm, nhưng việc nổi mụn ở cằm lúc này đơn giản là sự ngẫu nhiên như nổi ở bất kỳ vị trí nào khác. Chẳng qua do bạn được di truyền lại làn da mà lúc nào cũng tiết dầu nhiều quá mức cần thiết mà thôi.
Vệ sinh da không sạch sẽ
Da tiết nhiều dầu sẽ tăng nguy cơ bị bít tắc lỗ chân lông mà gây nên mụn. Tuy nhiên nếu da của bạn được giữ vệ sinh sạch sẽ thông thoáng thì sẽ khó lên mụn được. Nguyên tắc này áp dụng chung cho mụn nói chung và mụn mọc ở cằm nói riêng.
Cằm là vùng giáp miệng, nơi chúng ta thường xuyên ăn uống nên việc dính bẩn thức ăn là rất phổ biến. Ngoài ra thói quen hay sờ cằm, chống cằm, sờ tay mân mê cằm cũng khiến da không sạch sẽ, bám bẩn. Vậy nên nếu bạn bị nổi mụn ở cằm hãy nghĩ xem mình có giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da này không nhé.
Chăm sóc da mặt không đúng cách
Đây là nguyên nhân không chỉ đối với mụn mọc ở cằm mà bất kỳ đâu trên khuôn mặt. Việc lười rửa mặt, hoặc rửa mặt với sữa rửa mặt không phù hợp dẫn tới việc làm sạch da không đảm bảo khiến cặn bẩn và tế bào chết tích tụ trên mặt gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn nói chung và mụn mọc ở cằm nói riêng. Nhất là những người hay trang điểm mà không tẩy trang làm sạch da mặt đúng cách thì rất dễ nổi mụn ở cằm, má, trán…
Việc tẩy da chết không được quan tâm đúng mức cũng mang lại kết quả tương tự. Bạn có thể bị nổi mụn ở cằm hay bất kỳ nơi đâu trên mặt vì nguyên nhân này.
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
Nếu bạn dùng loại mỹ phẩm chất lượng thấp nguồn gốc không rõ ràng bạn có nguy cơ da bị kích ứng. Có nhiều loại mỹ phẩm vì chạy theo lợi nhuận nên sẵn sàng sử dụng những thành phần cấm như corticoid hay những thành phần không tốt cho da như paraben… có thể khiến da dễ bị kích ứng, đỏ rát và nổi nhiều loại mụn. Mụn mọc ở cằm cũng có thể đến từ nguyên nhân này bạn nhé.
Tiếp xúc với các vi khuẩn từ bên ngoài
Khi bạn tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt nóng ẩm, độc hại, bụi bặm, bẩn thỉu… cũng khiến da bạn dễ bị tổn thương và lên mụn. Ngoài việc môi trường sẽ khiến da bạn tiết nhiều dầu hơn để chống lại, bụi bặm chất độc bám lên da thì cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập lên da, tăng nguy cơ hình thành các loại mụn cả không viêm và viêm. Đây cũng có thể là một nguyên nhân nổi mụn ở cằm và trên mặt đấy.
Vi khuẩn xâm nhập vì sức khỏe suy giảm
Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không đảm bảo, lười biếng tập thể dục thể thao… khiến sức khỏe suy giảm, hệ thống miễn dịch yếu đi cũng là một nguyên nhân gây mụn mọc ở cằm. Sở dĩ như vậy là vì trên da chúng ta lúc nào cũng có rất nhiều loại vi khuẩn cư trú, trong đó có vi khuẩn gây mụn P.Acnes. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch đủ mạnh, chúng sẽ bị ức chế, không có khả năng xâm nhập sâu vào da để gây bệnh.
Nếu hệ miễn dịch yếu đi thì vi khuẩn gây mụn sẽ xâm nhập dễ dàng hơn, và nếu như có xuất hiện những ổ bít tắc lỗ chân lông yếm khí đầy cặn bã nhờn, tế bào da chết, bụi bặm thì sẽ sinh sôi phát triển gây ra các loại mụn sưng viêm như mụn bọc, mụn mủ ở cằm và trên mặt.
Tìm hiểu sâu hơn về các loại nguyên nhân gây mụn tại đây: Tổng hợp các nguyên nhân gây mụn mới nhất 2021
CÁC LOẠI MỤN MỌC Ở CẰM
Mụn cằm hay mụn mọc ở cằm không chỉ có những loại không viêm như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn mà có cả các loại mụn viêm sưng như mụn bọc, mụn mủ ở cằm.
Đừng nghĩ rằng ở cằm bạn sẽ không có mụn sưng viêm nhé. Chỉ cần không xử lý tốt việc lên mụn để vi khuẩn xâm nhập sinh sôi nảy nở thì bạn hoàn toàn có thể bị mụn bọc hay mụn mủ ở cằm ngay.
Sau đây là một số loại mụn mọc ở cằm phổ biến:
Mụn đầu trắng ở cằm
Mụn mọc ở cằm có thể ở dạng mụn đầu trắng. Đó là dạng mụn mà nhân mụn nằm dưới da, đầu mụn trồi lên, nhưng không tiếp xúc với không khí mà vẫn ngăn với không khí bởi làn da mỏng.
Tìm hiểu sâu hơn về mụn đầu trắng tại đây: Nguyên nhân và cách trị mụn đầu trắng 2021
Mụn đầu đen ở cằm
Mụn mọc ở cằm cũng có thể ở dạng mụn đầu đen, là khi nhân mụn bị tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa. Tuy nhiên thực tế cho thấy mụn cằm ít khi bị dạng này hơn so với mụn đầu trắng, trừ những mụn quanh viền môi hoặc mụn dưới cằm.
Tìm hiểu sâu hơn về mụn đầu đen tại đây: Cách trị mụn đầu đen hiệu quả mới nhất 2021
Mụn cám ở cằm
Mụn mọc ở cằm có thể ở dạng mụn cám. Đó là khi mụn đầu trắng của bạn khá nhỏ và li ti nhưng số lượng thì rất nhiều.
Tìm hiểu sâu hơn về mụn cám tại đây: Bật mí cách trị mụn cám hết sạch sau 1 tuần
Mụn ẩn ở cằm
Mụn mọc ở cằm cũng có thể ở dạng mụn ẩn. Đó là khi mụn nằm sâu bên dưới khiến bạn không nhìn được nhân mụn mà chỉ cảm nhận được nó khi sờ vào làn da bị sần lên vì mụn.
Tìm hiểu sâu hơn về mụn ẩn tại đây: Cách trị mụn ẩn mới nhất 2021
Mụn bọc ở cằm
Nếu bạn bị nổi mụn ở cằm dạng ẩn và để vi khuẩn xâm nhập gây sưng viêm, bạn hoàn toàn có thể bị sinh ra mụn bọc ở cằm. Mụn bọc ở cằm nổi thành từng bọc đỏ, cứng nhưng không nhìn thấy đầu.
Tìm hiểu sâu hơn về mụn bọc tại đây: Cách trị mụn bọc chuẩn 2021
Mụn mủ ở cằm
Nếu bị vi khuẩn gây mụn xâm nhập gây sưng viêm, bạn cũng có thể bị nổi mụn mủ ở cằm. Mủ là kết quả của việc bạch cầu tấn công và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Tìm hiểu sâu hơn về mụn mủ tại đây: Mụn mủ – Không nên chủ quan
Mụn nang ở cằm
Mức độ nặng nhất của mụn ở cằm là mụn nang. Mụn nang ở cằm được biểu hiện ở những nang mụn sưng đỏ, kích thước lớn có nhiều dịch mủ bên trong, sờ vào mềm và đau.
Nói chung việc xuất hiện mụn mủ, mụn bọc hay mụn nang ở cằm là điều hoàn toàn không tốt, do cằm là vùng có nhiều dây thần kinh, nên việc chữa trị phức tạp có thể gây biến chứng. Đặc biệt là những trường hợp mụn sưng to và cứng.
Tìm hiểu sâu hơn về mụn nang tại đây: Nguyên nhân và cách trị mụn nang
CÁCH NGĂN NGỪA NỔI MỤN Ở CẰM
Để ngăn ngừa việc nổi mụn ở cằm và trên mặt nói chung, bạn nên thực hiện tốt các việc như sau:
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ở trên chúng ta thấy rằng việc nổi mụn ở cằm có liên quan mật thiết đến sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Sự mất cân bằng này có thể đến từ nguyên nhân khách quan như dậy thì, kinh nguyệt hay di truyền, nhưng cũng có thể đến từ nguyên nhân chủ quan là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Việc thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh bao gồm ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ, tập thể dục thể thao điều độ… giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng sẽ giảm thiểu xác suất nổi mụn ở cằm.
Ngoài ra, khi sức khỏe tốt, hệ miễn dịch tốt, các vi khuẩn cũng khó có điều kiện phát triển gây nên các loại mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ ở cằm.
Hãy ngưng ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán dầu mỡ, nhiều đường, sữa, không thức khuya và tránh căng thẳng stress… thay vào đó ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước và ngủ trước 11 giờ đêm, giữ tinh thần thoải mái, tập thể thao đều đặn, bạn sẽ ít khi phải thấy nổi mụn ở cằm hay bất kỳ đâu trên khuôn mặt.
Chăm sóc vệ sinh da thật tốt
Tẩy trang, rửa mặt đều đặn mỗi ngày để da mặt sạch sẽ và thông thoáng. Thỉnh thoảng tẩy da chết để tránh tình trạng tế bào da chết không đào thải được sẽ sừng hóa làm bít tắc bã nhờn. Làm được điều này bạn sẽ giảm được nguy cơ bị mụn nổi ở cằm cho dù bạn đang bị mất cân bằng nội tiết do dậy thì hay kinh nguyệt…
Khi ra ngoài đường hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại, bụi bặm, bẩn thỉu, bạn cần có biện pháp bảo vệ da thật tốt như khẩu trang, áo chống nắng…
Bạn cũng cần giữ vệ sinh chăn ga gối đệm hay bất kỳ vật dụng nào hay tiếp xúc lên da như khẩu trang, điện thoại, tai nghe….để ngăn ngừa việc vi khuẩn gây mụn xâm nhập lên da mặt.
Làm tốt được những việc này bạn sẽ giảm thiểu kha khá xác suất bị nổi mụn ở cằm đấy.
Tìm hiểu sâu hơn về cách chăm sóc da mặt tại đây: Các loại da mặt thường gặp và cách chăm sóc phù hợp | Da dầu là gì? Cách chăm sóc da dầu tránh mụn
Sử dụng mỹ phẩm phù hợp
Như trên đã nói, mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng có thể gây nên kích ứng nổi mụn. Tuy nhiên, sử dụng mỹ phẩm chất lượng nhưng không phù hợp cũng có thể gây nên mụn, nhất là các loại mỹ phẩm trang điểm có nhiều gốc dầu.
Các loại sữa rửa mặt, tẩy trang nếu độ pH quá cao cũng có thể khiến da khô, kích thích tiết dầu. Kem dưỡng dạng kem quá nhiều dưỡng cũng có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
Vậy nên để tránh bị nổi mụn ở cằm hay mặt, đây là điều bạn cũng hết sức phải lưu ý. Hãy nên chọn những mỹ phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhưng cũng phải phù hợp với làn da của mình nhé.
Xem tiêu chí để lựa chọn sản phẩm cho da mụn tại đây: Các loại sản phẩm trị mụn cho da mụn phổ biến
LÀM SAO ĐỂ TRỊ MỤN MỌC Ở CẰM?
Để có cách trị mụn mọc ở cằm hiệu quả, bạn cần xem xét kỹ nguyên nhân và tình trạng mụn của mình. Điều đầu tiên bạn cần làm là phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn ngừa nổi mụn ở cằm nói trên.
Nếu mụn cằm của bạn chỉ là mụn không viêm như mụn đầu trắng, mụn cám, mụn ẩn… thì áp dụng các biện pháp trên đã cải thiện tình hình được rất nhiều. Bạn có thể áp dụng thêm một vài cách trị mụn mọc ở cằm bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà là được.
Tuy nhiên nếu bạn bị mụn sưng to và cứng ở cằm, hoặc mụn mủ ở cằm thì bạn cần nghĩ đến các cách trị mụn ở cằm chuyên sâu hơn. Bạn có thể đến các spa, thẩm mỹ viện để có được các liệu trình trị mụn chuyên sâu. Hoặc bạn có thể nên đến khám bác sỹ để có được thuốc trị mụn y khoa phù hợp.
Cách trị mụn mọc ở cằm tại nhà
Có rất nhiều nguyên liệu thiên nhiên quanh ta có thể giúp bạn trị mụn mọc ở cằm hiệu quả nhờ vào những thành phần kháng viêm kháng khuẩn trời phú của chúng như nghệ, trà xanh, hành tây đỏ, mật ong, tía tô, tỏi, gừng, rau diếp cá … Cũng có những nguyên liệu rất tốt cho việc kiềm dầu và đả thông lỗ chân lông, giúp làn da thông thoáng, ngăn việc nổi mụn ở cằm như chanh, giấm táo, dưa chuột, dầu dừa, nha đam, cà chua, trứng gà, cà rốt… Ngoài ra baking soda, kem đánh răng, phấn rôm, vitamin E… đều giúp bạn xử lý mụn cằm rất tốt.
Với các nguyên liệu này, bạn có thể áp dụng cách đắp mặt nạ với chúng hoặc xông hơi, hoặc đơn giản hơn là chắt lấy nước cốt rồi chấm lên vùng mụn đều được. Chỉ cần bạn kiên trì là sẽ có hiệu quả, bạn sẽ không còn thấy nổi mụn ở cằm nữa. Để biết cụ thể từng bước thực hiện theo những cách trị mụn này hãy xem thêm ở đây:
Cách trị mụn mọc ở cằm ở spa, thẩm mỹ viện
Nếu bạn không kiên trì chịu khó và bạn lại muốn có hiệu quả nhanh, hãy đến các spa và thẩm mỹ viện uy tín. Thông thường mụn mọc ở cằm của bạn sẽ được xử lý bằng các phương pháp từ đơn giản đến chuyên sâu tùy tình trạng mụn của bạn.
Hầu hết các spa, thẩm mỹ viện sẽ giúp bạn làm sạch da, lấy sạch nhân mụn. Việc này giúp làn da của bạn sạch sẽ và ngăn được việc mụn phát triển lây lan, tránh được tình trạng bị thâm mụn và sẹo mụn về sau. Việc lấy nhân mụn có rủi ro là gây tổn thương da nếu làm không đúng kỹ thuật, gây nhiễm trùng nếu không đảm bảo tiệt trùng, do đó bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà.
Ngoài bước cơ bản này, các spa thẩm mỹ viện có thể trị mụn cằm cho bạn bằng phương pháp hút mụn bằng máy Aqua peel, chiếu ánh sáng hoặc tia laser, vi kim trị mụn, phi kim hoặc lăn kim trị mụn. Các spa, thẩm mỹ viện sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các sản phẩm trị mụn như tinh chất mụn hay kem trị mụn phù hợp tại nhà để hỗ trợ các liệu trình này đạt hiệu quả tốt nhất.
Bạn có thể tìm hiểu sâu thêm các phương pháp trị mụn của spa và thẩm mỹ viện tại đây:
- Nặn mụn hay lấy nhân mụn – Một thói quen có nên bỏ?
- Lăn kim Trị mụn – 1 phương pháp có thực sự hiệu quả?
- Liệu trình Vi kim trị mụn mới nhất 2021
Lưu ý là ngoại trừ vi kim sinh học (phương pháp làm đẹp bằng kem vi kim công nghệ mới, không cần xâm lấn mà vẫn hiệu quả), các phương pháp spa còn lại bạn không nên tùy tiện tự làm tại nhà vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cách trị mụn mọc ở cằm bằng thuốc
Mặc dù dùng thuốc không bao giờ là điều tốt đối với sức khỏe, bởi vì thuốc luôn có nhiều tác dụng phụ có hại với cơ thể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng ta không thể không dùng thuốc.
Việc trị mụn cằm cũng như vậy. Đó là khi mụn mọc ở cằm của bạn có dấu hiệu liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết (mụn dưới cằm), hoặc đã ở dạng mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ ở cằm, mụn sưng to và cứng ở cằm.
Khi bạn bị mụn dưới cằm (mụn mọc dưới cằm) và xảy ra vào thời kỳ dậy thì hoặc kinh nguyệt của bạn thì chắc hẳn bạn sẽ phải dùng đến thuốc ngừa thai cân bằng nội tiết. Tuy nhiên, dùng thuốc nào, liều lượng ra sao để hiệu quả nhất thì rất cần ý kiến của bác sỹ.
Tương tự, nếu bạn bị mụn sưng to và cứng ở cằm hoặc mụn mủ ở cằm, điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, dạng uống hay bôi, liều lượng ra sao… thì cũng phải có ý kiến của bác sỹ.
Tìm hiểu sâu hơn về thuốc trị mụn tại đây: Các loại Thuốc trị mụn Y khoa 2021