GIÚP CÔ NÀNG “GÀ MỜ” NẮM ĐƯỢC MỌI THỨ VỀ KEM CHỐNG NẮNG
Da bị đen sạm đi, thậm chí là dị ứng ngứa đỏ, nám da và nặng nề hơn là ưng thư da. Đó là tác hại tới da của ánh sáng mặt trời. Để hạn chế chúng thì việc lựa chọn loại kem chống nắng như thế nào cho phù hợp, khi lựa chọn cần lưu ý gì thì hãy cùng Beauty Realm tìm hiểu nhé
KEM CHỐNG NẮNG LÀ GÌ?
Kem chống nắng là một loại kem dưỡng da dạng xịt, gel, cream hoặc các sản phẩm đặc trị khác giúp hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím của mặt trời và do đó giúp chống lại tác hại của tia UV và cháy nắng.
PHÂN LOẠI KEM CHỐNG NẮNG
Hiện nay trên thị trường có 3 loại chống nắng chính để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của từng người.
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý được thoa lên trên da giống như lớp “áo giáp” tạo thành rào cản giữa mặt trời và làn da bạn để chống lại sự xâm nhập của các tia UV có hại.
Titanium Dioxide và Zinc oxide là 2 thành phần thường thấy của dòng chống nắng vật lý và chúng có tác dụng ngay sau khi sử dụng.
Ưu điểm:
- Kem vật lý có thể dùng cho mọi loại da vì độ lành tính cao hơn.
- Sau khi thoa kem đã phát huy tác dụng, bạn có thể ra ngoài ngay mà không cần chờ đợi.
- Không bị cay mắt khi sử dụng.
- Giá thành thường rẻ hơn so với dòng hóa học.
Nhược điểm:
- Kem vật lý dày hơn và hay để lại vệt trắng gây mất thẩm mỹ.
- Do tính chất không thấm vào da chúng có thể bị vón cục và gây bít tắc lỗ chân lông nếu bạn có làn da dầu
- Dễ gây bóng nhờn.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hoá học là dòng chống nắng hữu cơ với thành phần chính là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… Chúng có khả năng hấp thụ, thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành tia có năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, và không gây tổn hại đến da.
Dòng chống nắng hóa học sẽ bức xạ bằng cách hấp thụ tia UV sau đó chuyển hóa thành nhiệt năng. Vì là một quá trình hóa học nên cần khoảng mười lăm đến ba mươi phút để kem ngấm vào da và phát huy tác dụng.
Ưu điểm:
- Dòng chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít do vậy sẽ dễ thoa đều trên da, hạn gây bít tắc lỗ chân lông.
- Thường không để lại vệt trắng trên da hoặc tình trạng vón cũ, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu.
- Chất kem dễ tiệp màu da và cũng có loại nâng tông và sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
- Dòng chống nắng hóa học có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng không thấm nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Công thức dễ bổ sung thêm các thành phần điều trị như peptide và enzyme và một thành phần dưỡng da khác
Nhược điểm:
- Một số thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt khi các bạn có làn da nhạy cảm. Độ SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
- Có thể gây cay mắt.
- Nếu bạn có da dầu thì việc sử dụng dòng chống nắng hóa học có thể khiến bạn bị nổi mụn.
- Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng.
- Có thể gây ra sự gia tăng các đốm màu có sẵn và làm đổi màu da, khiến da sẫm màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (chúng hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt)
Kem chống nắng quang phổ rộng
Nhận thấy ưu điểm và yếu điểm của 2 loại chống nắng vật lý và hóa học, một số nhãn hàng đã sử dụng công nghệ Mexoplex kết hợp 2 loại trên để cho ra dòng kem chống nắng lai tạo.
Vì đây là sản phẩm dựa trên sự kết hợp giữa hai loại chống nắng vật lý và hóa học nên nó sẽ chứa cả hoạt chất chống nắng hóa học và khoáng chất để cản tia UV vật lý. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ phát huy những ưu điểm và hạn chế các khuyết điểm của chống nắng vật lý và hóa học.
Ưu điểm:
- Không tạo lớp màng trắng bệch như các loại kem vật lý khác và có độ bền lâu dài dưới nắng giúp da được bảo vệ lâu hơn trong trường hợp phải hoạt động ngoài trời nhiều.
- Những sản phẩm chống nắng lai thế này là một cải tiến nên nó sẽ hạn chế được việc gây kích ứng đối với những bạn có làn da nhạy cảm và không gây bít tắc lỗ chân lông.
- Chúng sở hữu quang phổ chống tia UV khá lớn lên đến PPD 38 ( Persistent Pigment Darkening ) có nghĩa là nó còn cao hơn cả chỉ số PA++++.
Nhược điểm:
- Chúng thường sẽ đắt hơn các dòng chống nắng khác.
- Thường có chứa chất Tinosorb nên dễ gây bóng dầu trên da mặt.
CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ CỦA KEM CHỐNG NẮNG
Chỉ số SPF (Sun protection factor)
SPF là viết tắt của “Sun protection factor” (chỉ số biểu thị chống nắng), là mức đo lường khả năng chống các tia UVB của kem. Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức của Quốc tế thì 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.
Chỉ số SPF có thể được hiểu theo 2 cách như sau:
- Theo thời gian: Nghĩa là lấy chỉ số SPF của kem nhân 10 phút để tính được thời gian bảo vệ da chống tác hại của tia UVB. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 thì thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB là 300 phút.
- Theo phần trăm: Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UV, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Tỷ lệ này cũng mang tính chất tương đối và trong một thời gian nhất định.
Chỉ số PA (Protection grade of UVA)
PA là một chỉ số đánh giá được phát triển tại Nhật để xác định số lượng tia UVA mà sản phẩm ngăn chặn không cho tác động đến da.
Cách đọc chỉ số PA trên vỏ kem: Thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”, được hiểu như sau:
- PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%.
- PA++ có khả năng chống tia UVA vừa phải, ở mức từ 60-70%.
- PA+++: có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%.
- PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%.
Và khi lựa chọn dòng chống nắng tốt nhất nên sử dụng loại có thể chống được cả 2 tia UVB và UVA, hãy nên tìm loại kem có nhãn “Broad spectrum protection” tức là kem chống nắng phổ rộng, loại này đã được kiểm nghiệm bước sóng cực hạn có thể bảo vệ da chống lại tia cực tím gây lão hóa và cháy da.
CÁCH SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG HIỆU QUẢ
Nên bôi kem chống nắng trước khi đi ra khỏi nhà vào buổi sáng và sau 3 -4 giờ bạn phải bôi lại một lần vì khả năng bảo vệ của kem sẽ giảm dần. Thời gian khuyến nghị bôi kem trước khi ra nắng: nếu sử dụng dòng chống nắng hóa học, nên đợi 20 – 30 phút để kem có thời gian thẩm thấu vào da và tạo nên lớp bảo vệ. Nếu là dòng chống nắng vật lý thì không cần đợi. Dòng chống nắng kết hợp vật lý và hóa học thì đợi 15-30 phút.
Bạn vẫn cần phải bôi vào cả những ngày thời tiết u ám, nhiều mây vì phần lớn các tia UV vẫn có thể xuyên qua lớp mây dày, và ngay cả trong trời tuyết 80% tia này vẫn có thể phản xạ lên bề mặt tuyết và hắt trực tiếp lên da mặt. Nếu bạn ngồi trong nhà mà gần cửa sổ, lái xe oto, các tia UV vẫn chiếu xuyên qua chúng. Thậm chí càng lên cao mặt trời càng gây hại hơn nên cần bôi kem kỹ khi chuẩn bị đi máy bay.
Chống nắng là bước cuối cùng trong quy trình dưỡng da (sau lớp dưỡng ẩm) và trước bước trang điểm. Sau khi bôi dưỡng ẩm, nên chờ khoảng 10 phút trước khi bôi để tránh việc các dưỡng chất khác can thiệp vào hiệu quả chống nắng. Đặc biệt khi bạn đang dùng BHA, AHA, retinol hoặc tretinol thì càng phải bôi kem vì chúng khiến da nhạy cảm và dễ bắt nắng hơn.
Liều lượng sử dụng: bạn nên sử dụng khoảng ¼ teaspoon (kích cỡ 1 đồng xu) cho toàn mặt thì mới đủ lượng kem cần thiết. Lớp kem phải đủ dày thì hiệu quả mới phát huy.
Bôi lại thường xuyên trong ngày: nên bôi lại mỗi 2-3 tiếng đồng hồ nếu hoạt động ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều hay đi bơi. Nên dùng giấy thấm dầu để thấm bớt lớp dầu thừa và bụi bẩn ra khỏi da trước khi bôi lại kem. Nếu có trang điểm và da đổ dầu quá nhiều thì tốt nhất là nên tẩy trang rồi bôi kem lại. Nếu môi trường làm việc trong nhà, cách xa cửa sổ có ánh nắng chiếu thì nên bôi lại sau 3-4 tiếng.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG
Kem chống nắng không thể được loại bỏ hết bằng nước hay sữa rửa mặt thông thường nên cuối ngày bạn phải dùng tẩy trang để làm sạch mặt. Nhớ tẩy trang trước khi đi ngủ nếu bạn không muốn lỗ chân lông bị bít tắc hay da bị dị ứng.
Thoa kem lên cả vùng cổ chứ không chỉ vùng mặt, vì vùng cổ, vùng tai vì đây cũng là vùng da mỏng, dễ bị cháy nắng và dễ bị lộ rõ dấu hiệu lão hóa nhất nhưng thường bị bỏ quên không chăm sóc.
Chúng ta nên chọn kem có chỉ số chống nắng phù hợp với da và môi trường sống:
– Chọn loại có chỉ số cao dành cho những người có da trắng, da mỏng và phải hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.
– Nếu không tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời thì nên dùng các sản phẩm có chỉ số SPF 30 để tránh gây kích ứng và khô da.
XEM THÊM
- Tác hại của Tia cực tím đối với Da
- Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học
- Kem chống nắng nào tốt năm 2020?
- 8 Tips Sử dụng Kem chống nắng Hiệu quả
TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI VỀ KEM CHỐNG NẮNG
Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục?
Hiện tượng tuýp kem bị vón cục trên mặt là do bạn đang sử dụng dòng chống nắng vậy lý và da bạn đang bị khô tiếp kem không thể tiệp vào da gây nên tình trạng như trên. Bạn cần cấp ẩm cho da đủ nhất là mùa hanh khô và có thể tìm hiểu dòng kem khác nếu cần thiết.
Khi nào dùng kem chống nắng?
Kem chống nắng là bước cuối của chu trình skincare buổi sáng và dùng trước lớp make up. Sau khi đã làm sạch da mặt, dùng các tinh chất đắc trị (nếu da bạn bị mụn, nám,…), dùng kem dưỡng rồi sau cùng dùng các loại chống nắng.
Vì sao dùng kem chống nắng bị nổi mụn?
Nguyên nhân khiến bạn dùng kem chống nắng bị nổi mụn:
– Quên thoa kem dưỡng trước khi sử dụng kem chống nắng hoặc thoa kem dưỡng nhưng không đợi đủ thời gian cho da thẩm thấu đã thoa chống nắng.
– Cuối ngày không tẩy trang sau khi dùng kem chống nắng.
– Chọn kem có chỉ số SPF quá cao khiến da bị kích ứng.
– Các loại kem có chứa Lanolin hoặc Mineral oils và Silicones khiến da bí bách dễ lên mụn.
Vì sao bôi kem chống nắng bị ngứa?
Khi bạn có dấu hiệu ngứa sau khi thoa kem chống nắng bạn cần xem lại ngay các thành phần đó vì có thể là dấu hiệu của việc dị ứng. Bạn nên rửa sạch mặt và để da nghỉ, không nên bôi thêm các kem khác tránh tình trạng nặng thêm.
Có thể dùng kem chống nắng thay kem lót không?
Nếu bạn có một nền da đẹp thì có thể dùng kem chống nắng thay kem lót. Tuy nhiên da chúng ta thường ít nhiều có các khuyết điểm nên dùng kem lót riêng để lớp makeup được đẹp và tiệp vào da.
Hiện nay với công nghệ sản xuất mỹ phẩm tiên tiến và để giúp giảm thiểu các bước chăm sóc da thì trên thị trường có một số loại kem chống nắng có tác dụng như kem lót, bạn có thể tìm kiếm và tham khảo thêm.
Mùa đông có phải bôi kem chống nắng không?
Câu trả lời là có và bắt buộc phải bôi. Dù thời tiết như thế nào bạn đều cần phải bôi chống nắng.
Tại sao kem chống nắng làm cay mắt?
Kem chống nắng khiến bạn cay mắt là khi bạn bôi quá sát vùng da quanh mắt hoặc vận động khiến mồ hôi rơi vào mắt.
Tại sao kem chống nắng bị tách nước?
Khi nhận thấy tuýp kem của bạn bị tách nước thì hãy ngưng dùng và nghĩ lại xem bạn đã mở nó bao lâu, bảo quản như thế nào và hạn sử dụng đã hết chưa? Thường thì kem chống nắng sử dụng tốt nhất sau 6 tháng mở nắp, mở nắp lâu mà không dùng hết sẽ khiến các chất trong kem bị biến đổi và có thể gây nên tình trạng tách nước.
Việc bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng kem, không nên để ở nơi quá nóng hoặc dưới ánh mặt trời trực tiếp.
Có nên bôi kem chống nắng khi tập thể dục?
Bạn nên bôi kem chống nắng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi tập thể dục bạn nên sử dụng dòng kem quang phổ rộng và không thấm mồ hôi.
Có bao nhiêu loại kem chống nắng?
Trên thị trường có 3 loại kem chống nắng là vật lý, hóa học và quang phổ rộng. Tùy vào từng loại da, mục đích sử dụng và giá cả bạn có thể chọn loại kem phù hợp.
Trời mưa có phải bôi kem chống nắng không?
Bạn nên bôi kem dù trời mưa và nên chọn các loại kem không thấm nước. Vì thực tế tia UV có hại có thể xuyên qua lớp mây dày để làm hại đến da bạn.
Ở nhà có phải bôi kem chống nắng?
Như đã nhắc đến ở trên, ở nhà vẫn cần phải bôi, vì tia UV có thể xuyên qua kính cửa sổ và tường bao. Ngoài ra một số nguồn phát ra ánh sáng xanh như tivi, máy tính cũng có thể khiến da bạn bị sạm đi nếu không chống nắng.
Vì sao dùng kem chống nắng phải tẩy trang?
Kem chống nắng không thể bị rửa trôi hết khi bạn chỉ dùng nước thường hoặc sữa rửa mặt. Vì các cặn kem có thể thấm vào lỗ chân lông và chỉ có thể làm sạch bằng sản phẩm chuyên dụng như nước tẩy trang.
Kem chống nắng có giá bao nhiêu?
Tùy vào từng loại kem và hãng sản xuất, giá kem dao động từ 80.000VNĐ – 1.000.000 VNĐ. Thông thường các kem chống nắng phổ biến có giá tầm 300.000VNĐ -500.000VNĐ
Kem chống nắng được mấy giờ?
Nếu bạn hoạt động ngoài trời nắng lâu thì nên thoa lại kem sau 2-3 tiếng.
Nếu bạn ngồi văn phòng hoặc ở trong nhà thì ngày có thể bôi 2 lần, cách nhau 4-5 tiếng.
1 lọ kem chống nắng dùng được bao lâu?
Mỗi lần thoa kem chống nắng được khuyến nghị 1-2 ml. Do vậy với lọ kem dung tích 50ml sẽ dùng được khoảng 50 lần bôi cho mặt, ngày bôi ít nhất 2 lần thì dùng hết trong chưa đầy 1 tháng.