TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI NÁM DA DƯỚI GÓC NHÌN CỦA BÁC SĨ DA LIỄU: NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHĂM SÓC DA KHOA HỌC.
Theo khảo sát thực tế, có tới 85% phụ nữ Việt Nam bị nám da mặt, trong đó 70% phụ nữ sau 30 tuổi gặp phải tình trạng này. Với mong muốn giúp các chị em có góc nhìn tổng quan về tình trạng nám da và những nguyên tắc “bất di bất dịch” cần lưu ý, bài viết xin chia sẻ các loại nám da dưới góc nhìn của bác sĩ da liễu mới nhất 2020. Hãy cùng Beauty Realm tìm hiểu nhé
NÁM DA – VẤN ĐỀ KHÔNG CHỈ RIÊNG Ở PHỤ NỮ CHÂU Á
Trước khi tìm hiểu về các loại nám da, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chăm sóc, trước tiên chúng ta cần hiểu nám da là tình trạng da như thế nào.
Nám da mặt: Chỉ tình trạng da xấu, làn da xuất hiện những đốm nhỏ li ti, sậm màu, nằm rải rác hoặc tập trung thành từng mảng lớn ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt, có thể là cằm, mũi, trán hoặc hai bên gò má. Sự mất cân bằng sắc tố Melanin ở lớp trung bì và lớp đáy gây nên các loại nám da mặt.
Các vị trí bị nám đều là những điểm nhìn thu hút trên gương mặt. Do đó, các loại nám sẽ khiến khuôn mặt trở nên kém sắc, thiếu sức sống, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các chị em. Đặc biệt, người sở hữu làn da trắng, mỏng, mịn thường có nguy cơ các bị các loại nám da cao hơn bình thường. Các đốm nám có thể sậm màu với màu nâu sáng, nâu vàng, phổ biến nhất là nâu đen.
Đối với các loại nám da, chị em càng chủ quan và để lâu thì nguy cơ lan rộng càng cao, vùng bị nám trở nên đậm màu, rất khó điều trị dứt điểm.
Theo chuyên gia về sức khỏe, nám da là tình trạng có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Với mỗi cơ địa khác nhau sẽ thường gặp các loại nám da khác nhau.
BÁC SĨ DA LIỄU CHIA SẺ CÁC LOẠI NÁM DA PHỔ BIẾN NHẤT
Tình trạng nám da sẽ có biểu hiện khác nhau giữa người này với người kia, tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, theo bác sĩ da liễu, các loại nám da gồm 3 nhóm chính:
Nám đốm (nám chân sâu)
Là 1 trong 3 loại nám da mặt phổ biến nhất hiện nay. Nám đốm khiến khuôn mặt xuất hiện những nốt tròn, có kích thước to và thô như đầu đũa. Chân nám được tạo ra do sắc tố Melanin hình thành và tổng hợp ở dưới tầng biểu bì sâu nhất.
Về cơ chế: Sắc tố Melanin bị các tế bào Melanocyte đẩy lên và đáp xuống tầng trung bì tạo ra chân nám, bề mặt da sẽ xuất hiện những đốm đen to màu đen sẫm. Thời gian càng kéo dài, các hắc sắc tố Melanin càng ăn sâu và sản sinh nhiều chân nám, làm rộng vùng bị nám trên khuôn mặt.
Về đặc điểm: Phổ biến nhất là các đốm màu nâu nhạt và nâu đậm, chúng thường dễ bị nhầm lẫn với vết thâm do mụn hoặc sau nặn mụn.
Trong các loại nám, nám đốm (nám chân sâu) thường gặp phổ biến ở phụ nữ ngoài 30 hoặc đang trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đây là loại nám gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị vì yếu tố độ tuổi và sự thay đổi nội tiết tố rất phức tạp của chị em phụ nữ.
Khả năng điều trị dứt điểm của nám đốm khoảng 80%, là loại nám khó điều trị và “lì lợm” nhất.
Nám mảng
Nám mảng là loại nám ở lớp biểu bì, chân nám thường nông. Các mảng nám lớn xuất hiện dày đặc trên da mặt, vùng nám rộng, thường tập trung theo từng vùng cụ thể trên khuôn mặt như ở khu vực trán, má, cằm, mũi,…
Các vùng bị nám thường có màu nhạt, chân nám bám sâu vào lớp ngoài cùng của tế bào da và tầng thượng bì.
Không chỉ nám mảng, các loại nám da thường khiến làn da khô sần, khuôn mặt trở nên kém sắc, để lộ nhiều nếp nhăn và khuyết điểm.
Về cơ chế: Sắc tố Melanin bị tế bào Melanocyte đẩy lên trên lớp biểu bì, sau đó xâm nhập vào trong lớp tế bào sừng của da, từ đó gây nên tình trạng nám mảng trên khuôn mặt.
Về đặc điểm: Dưới tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, các hắc sắc tố càng có điều kiện lý tưởng để lan rộng và ăn sâu châm nám vào trong da, vùng da bị nám sẽ chuyển đậm dần theo thời gian. Đây là loại nám gặp phổ biến ở cả phụ nữ và đàn ông.
Nám hỗn hợp
Khuôn mặt bị nám hỗn hợp sẽ xuất hiện cả nám chân sâu và nám mảng, các mảng nám thường lớn, màu đen đậm. Chân nám thường nằm sau khu vực vùng hạ bì. So với 2 loại nám còn lại, nám hỗn hợp thường bị nhầm với làn da bị cháy nắng.
Chi phí chữa trị và thời gian điều trị đối với tình trạng nám hỗn hợp thường lớn và kéo dài lộ trình nhiều ngày, với các loại nám khác nhau sẽ có cách thức điều trị riêng.
Căn cứ vào hình dạng, vị trí và nguyên nhân gây nám, một số tên gọi khác liên quan đến các loại nám thường được chị em sử dụng như: Nám bã chè, nám cánh bướm, nám mảng do rối loạn nội tiết,…
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI NÁM DA
Hiện nay, có rất nhiều tác nhân gây nên các loại nám da trên khuôn mặt, bao gồm các yếu tố bên ngoài hoặc các tác nhân bên trong. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình nhất được bác sĩ da liễu tổng hợp:
Nguyên nhân gây ra các loại nám da
Do di truyền: Có thể di truyền từ bố mẹ hoặc người thân có cùng huyết thống. Tuy nhiên tỷ lệ này không cao.
Do ánh nắng: Tia UVA, UVC VÀ UVB từ ánh nắng tác động lên tầng trung bì và biểu bì của da mặt, khiến hắc sắc tố Melanin bị đẩy lên cao để bảo vệ da khỏi những tác động tiêu cực từ bên ngoài, dẫn tới hình thành chân nám và gây ra các loại nám da trên khuôn mặt.
Do nội tiết tố Estrogen bị biến đổi: Hormone hoặc nội tiết tố trong cơ thể thường thay đổi trong các giai đoạn nhạy cảm như thai kỳ. Dưới lớp da, hắc sắc tố Melanin được sản sinh nhiều, tạo chân nám và gây nám trên khuôn mặt. Các loại nám da đều có xu hướng gia tăng về phạm vi và màu sắc nếu không được điều trị và để kéo dài.
Do lão hóa da: Đối với phụ nữ, da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa sau tuổi 25, lớp Elastin và Collagen ở tầng trung bì bị đứt gãy, mất đi lớp màng bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn, ánh nắng và các yếu tố bên ngoài tác động và gây ảnh hưởng không tốt cho da, gây nám da.
Do lạm dụng mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm kém chất lượng thường chứa nhiều độc tố như Corticoid gây hại cho da hoặc với chị em có thói quen sử dụng mỹ phẩm thường xuyên cũng là nguyên nhân phá hủy cấu trúc bảo vệ tế bào da, từ đó gây ra các loại nám da.
Do sử dụng máy tính thường xuyên: Điện tích từ máy tính hút các bụi bẩn trong không khí, bức xạ điện từ và tác động ngược trở lại da mặt, khiến da khô sạm. Do đó, chị em nên hạn chế ngồi nhiều giờ trước máy tính. Nếu bắt buộc do đặc thù công việc, nên thoa một lớp mỏng kem chống nắng.
Do sử dụng thuốc tránh thai: Sự rối loạn buồng trứng do tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai gây ra các loại nám da và tàn nhang không mong muốn.
Do stress, căng thẳng: Sự mất cân bằng về tâm lý là một trong những nguyên nhân gây ra các loại nám da trên khuôn mặt, cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, lao lực, không gian làm việc thiếu ánh sáng mặt trời.
Do quy trình chăm sóc da sai cách: Quy trình chăm sóc da thiếu khoa học, thói quen ham mỹ phẩm rẻ, tình trạng lạm dụng kem trộn hoặc sử dụng kem trộn có nguồn gốc không rõ ràng đều là nguyên nhân gây ra các loại nám da.
Dấu hiệu nhận biết các loại nám da
Để xác định da của bạn có đang tồn tại các loại nám hay không, hãy cùng kiểm chứng thông qua những điều kiện sau đây:
- Khi ra nắng hoặc xuất hiện dưới ánh nắng, da mặt thường đậm màu lên trông thấy so với bình thường.
- Các vết nám sẽ xuất hiện ở mũi, trán, hai gò má.
- Màu sắc giữa các vị trí nám không đồng nhất. Nếu chị em bị nám hỗn hợp thì có thể có 2 màu nám trên khuôn mặt.
Thực tế, biểu hiện của các loại nám da thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nghiêm trọng khác về da như ung thư da, do đó không nên chủ quan và để kéo dài.
Các giai đoạn phát triển của các loại nám da
Cũng giống như các bệnh lý thông thường khác, các loại nám da sẽ tiến triển theo từng giai đoạn từ nhẹ tới nghiêm trọng, cụ thể:
- Giai đoạn cảm nhiễm: Sắc tố Melanin xuất hiện dưới sự tác động của các tác nhân bên trong và bên ngoài, từ đó gây nám da.
- Giai đoạn tiềm lâm sàng: Sắc tố melanin nhân bản và sản sinh ra nhiều, tuy nhiên da mặt chưa xuất hiện các vết nám.
- Giai đoạn lâm sàng: các vết nám nhỏ li ti sẽ bắt đầu xuất hiện trên da hoặc theo từng mảng lớn với các cấp độ khác nhau, tùy từng cơ địa.
Có 2 sự thật mà nhiều chị em vẫn lầm tưởng về các loại nám da:
- Các loại nám da không gây nguy hiểm tính mạng của người bệnh, không có biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- Nám da không phải là một bệnh liên quan đến da liễu khó chữa.
NHỮNG NGUYÊN TẮC “BẤT BIẾN” ĐỐI PHÓ VỚI CÁC LOẠI NÁM DA
- Các loại sản phẩm chống nắng có SPF >= 50 được khuyến khích nên dùng hàng ngày giúp bảo vệ da và phòng ngừa các loại nám da.
- Để giảm thiểu rủi ro mắc các loại nám da, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, ô nhiễm, các chị em nên có đồ bảo hộ, che chắn khi đi ra ngoài như áo nắng, găng tay, mũ, khẩu trang,…
- Chất chống oxy hóa bao gồm vitamin E, C trong một số sản phẩm chăm sóc da được bác sĩ da liễu khuyên dùng và lưu ý bước làm sạch da từ sâu bên trong.
- Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn hàng ngày giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các loại nám da phổ biến,
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm dạng lột hoặc có chất tẩy da chết quá mạnh.
- Bổ sung rau củ quả giàu vitamin, hạn chế thức đêm muộn.
- Thường xuyên sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên như mặt nạ dưa chuột, nha đam, cà chua,…để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho da. Một số mặt nạ có thành phần Retinol chỉ nên đắp ban đêm.
- Bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng oxy hóa, từ đó giúp làm mờ vết nám.
ĐỪNG NHẦM LẪN NÁM DA VÀ TÀN NHANG – CÁCH PHÂN BIỆT
Nám da và tàn nhang thường bị nhầm lẫn là một nhưng thực tế đây là 2 vấn đề về da khác nhau. Các chị em cần phân biệt để có phương pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cải thiện thực sự.
Điểm giống nhau:
Các loại nám da và tàn nhang đều làm xuất hiện các vệt màu hoặc những mảng da đậm màu hơn những vùng da khác trên khuôn mặt.
Điểm khác nhau:
- Về nguyên nhân
Nám da thường do thay đổi nội tiết tố sau sinh hoặc trong thời gian thai kỳ, các gốc tự do tích tụ nhiều khi nội tiết tố giảm mạnh.
Tàn nhang thường do sự thay đổi nội tiết tố trong độ tuổi dậy thì, do di truyền hoặc do chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học.
- Về màu sắc
Các loại nám da: Thường có màu vàng nâu, vàng sáng, vàng nhạt, nâu đen.
Tàn nhang: Các mảng da bị tàn nhang thường có màu xám, đỏ, đen, nâu sẫm, nâu nhạt tùy từng cơ địa da.
- Về hình dáng
Nám bao gồm nám đốm và nám mảng. Nám đốm thường tập trung quanh hai bên gò má với các nốt lấm chấm như đầu que diêm, đậm màu.
Tàn nhang: Các nốt tàn nhang thường có đường kính từ 1 – 5mm, nhẵn, có màu nâu sẫm, màu đỏ, vàng hoặc nâu sáng. Các nốt tàn nhang nằm rải rác, riêng lẻ hoặc liên kết thành từng mảng, không đều nhau, kích cỡ của nốt tàn nhang to bằng đầu ghim.
- Về độ tuổi xuất hiện
Nám: Phụ nữ tiền mãn kinh, sau sinh hoặc trong thời gian mang thai
Tàn nhang: Gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở giai đoạn dậy thì.
- Về diện tích gây ảnh hưởng
Với các loại nám da: Phân bố ở các điểm chính trên khuôn mặt như cằm, trán, mũi, gò má, chân nám nằm sâu trong da.
Với tàn nhang: Chủ yếu xuất hiện ở má, mũi, có thể trên cơ thể, tuy nhiên sự xâm nhập nông, chỉ nằm trên bề mặt của da.
- Phân loại nhân diện
Nám: Bao gồm 3 loại chính là nám đốm, nám mảng và nám hỗn hợp.
Tàn nhang: Bao gồm Ephelides (thường gặp ở trẻ em), Lentigines (có thể gặp ở mọi lứa tuổi).
NHỮNG THỰC PHẨM “ĐẠI KỴ” ĐỐI VỚI CÁC LOẠI NÁM DA
Đối với phụ nữ, thời gian không bỏ quên một ai, tuổi tác ập tới kéo theo các dấu vết thời gian, in hằn rõ nét trên khuôn mặt, chỉ một vài đốm nám có thể khiến cho khuôn mặt trở nên kém sắc đi rất nhiều. Bên cạnh việc chủ động điều trị, các chị em nên lưu ý một số thực phẩm “đại kỵ” sau:
Thịt bò
Đối với da mặt xuất hiện các loại nám, việc ăn thịt bò khiến sắc tố bên trong dạ bị thay đổi. Hàm lượng protein lớn trong thịt bò khiến chân nám càng ăn sâu vào da, các vùng nám bị đậm màu lên trông thấy và khó điều trị hơn.
Hải sản hoặc thực phẩm có mùi tanh
Hàm lượng vitamin E trong hải sản rất tốt cho sức khỏe và cho da. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này dễ gây kích ứng, ngứa ngáy cho vùng da đang bị tổn thương hoặc bị nám. Nguyên nhân được cho là do sự xung khắc giữa sắc tố Melanin và các chất dinh dưỡng trong hải sản.
Không nên để da mặt xuất hiện đồng thời cả các mảng nám và các vết mẩn đỏ lấm tấm.
Với các chị em đang điều trị nám bằng một số phương pháp chuyên sâu thì thói quen ăn hải sản có thể khiến vết thương lâu lành.
Các loại đồ uống gây kích thích
Rượu bia có chứa các hoạt chất làm mạch máu ở da bị giãn nở, tạo ra các vết nứt nhỏ trên bề mặt da, khiến da bị khô và mất nước, tình trạng da trở nên uống khiến nguy cơ bị lão hóa càng cao, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nám da phát triển.
Các chuyên gia khuyến khích chị em nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để da khỏe và căng mịn, các vết nám cũng sẽ bị kiểm soát và ức chế sự lan rộng. Đây được coi là một trong những thức uống và phương pháp cải thiện các loại nám da an toàn, tiết kiệm tại nhà.
Cần tây
Hoạt chất Psoralen trong cần tây phản ứng mạnh với ánh sáng mặt trời. Ăn cần tây làm tăng độ nhạy cảm của da với các tia cực tím, từ đó gây viêm da và gây ra các loại nám da nghiêm trọng.
Một vài thực phẩm giàu Psoralen có thể kể đến như: Củ cải trắng, cần tây, rau mùi tây, khoai tây, tỏi tây, khoai lang,…nên hạn chế ăn nếu các loại nám đang hiện hữu trên khuôn mặt bạn.
Việc sử dụng lớp phấn dày hoặc trang điểm thường xuyên chỉ là giải pháp nhất thời giúp che đi những vết nám. Thói quen này thậm chí còn làm nghiêm trọng hơn đối với các loại nám trên da. Do đó, nếu là người bận rộn, bạn có thể thử áp dụng các mẹo chăm sóc và trị các loại nám da tại nhà, kết hợp vận động thể thao, xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học. Chúng tôi hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin thực sự hữu ích.