NGUYÊN NHÂN GÂY SẸO, SỰ HÌNH THÀNH SẸO VÀ CÁCH TRỊ SẸO ĐÚNG CÁCH
Sẹo là thứ mà không ai muốn vì nó là yếu tố gây mất thẩm mỹ đối với ngoại hình. Vì vậy, chúng ta luôn tìm mọi cách để giảm hoặc xóa sẹo. Tuy nhiên để tìm được cách trị sẹo đúng cách, chúng ta không thể không tìm hiểu nguyên nhân gây sẹo và cơ chế hình thành sẹo được.
SẸO LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY SẸO
Sẹo là kết quả còn lại trên da sau khi một tổn thương như vết cắt, trầy xước, bỏng, rạn da, mụn viêm gây thương tổn… lành trở lại. Ở vùng da lành lại sau khi bị tổn thương, các mô da và các tế bào da mới không ăn khớp với các mô cũ dẫn tới việc làn da không đồng nhất, gây mất thẩm mỹ. Mức độ không ăn khớp này phụ thuộc mức độ tổn thương, cách chăm sóc vết thương cho đến khi lành lại cũng như cơ địa da của từng người.
Điều này dẫn đến hình thành sẹo các loại khác nhau như: sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm, sẹo trắng, sẹo rạn, sẹo rỗ….Nếu phân loại theo màu sắc còn có sẹo thâm, có sẹo trắng hoặc sẹo đỏ….
Như vậy nguyên nhân gây sẹo theo nghĩa hẹp thì đó là do một tổn thương trên làn da, nhưng hiểu theo nghĩa rộng thì cơ chế tự lành vết thương của cơ thể chính là nguyên nhân gây sẹo. Vì vậy, để có thể tìm được cách trị sẹo hiệu quả nhất, ngoài việc phải nắm rõ được nguyên nhân gây sẹo, còn phải nắm được cơ chế hình thành sẹo cũng như các giai đoạn hình thành sẹo. Có như vậy chúng ta mới biết nên can thiệp như thế nào và vào lúc nào trong quá trình hình thành sẹo để có thể hạn chế tối đa mức độ phát triển của sẹo.
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH SẸO
Trước hết chúng ta sẽ xem xét qua cơ chế hình thành sẹo và những nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo.
Các tổ chức liên kết lấp đầy vết thương
Khi xuất hiện vết thương, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự làm lành phục hồi vết thương bằng cách tăng cường bơm máu vào vùng vết thương, hình thành các tổ chức liên kết (tổ chức hạt granulation tissue) bao gồm nguyên bào xơ cơ (myofibroblast), nguyên bào mạch (angioblast) tạo ra mạch máu tân tạo (angiogenesis) và nguyên bào sợi (fibroblast) giúp hình thành lớp biểu mô ở phần vết thương.
Quá trình này được kích hoạt bởi các yếu tố tăng trưởng GF, sự tương tác ma trận tế bào giữa tế bào, chất xúc tác và chất nền ngoại bào ECM, các enzymes tái tạo.
Vai trò các yếu tố tăng trưởng GF
Các yếu tố tăng trưởng gồm VEGF-A( Vascular Endothelial Growth Factor-A: Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch), FGFs ( Fibroblast Growth Factor: Yếu tố tăng trưởng Nguyên bào sợ ) mà chủ yếu là FGF-2, TGF-ẞ (Transforming Growth Factor-ẞ: Yếu tố tăng trưởng chuyển hóa). Đây là những yếu tố kích thích tăng sinh và kích hoạt nguyên bào sợi, giúp lắng đọng các proteins chất nền ngoại bào ECM, Collagen type 1 – nhân tố tối quan trọng trong quá trình hình thành sẹo giúp tạo nên tế bào sẹo tốt khỏe.
Vai trò các enzymes tái tạo
Bước sang giai đoạn sau, các enzymes tái tạo giúp định hình lại các tổ chức liên kết đang lấp đầy vùng vết thương bằng cách liên kết các collagen, chuyển hóa collagen type 3 sang type 1 chắc khỏe hơn, giảm các proteins tăng cường giai đoạn đầu (extra fibrous collagen, proteoglycans, laminin, fibronectin và amorphous collagen), giảm các mạch máu tân tạo, làm cứng và co vùng vết thương bằng việc tiếp tục tích lũy nguyên bào xơ cơ (myofibroblast) tạo nên mô xơ vùng sẹo về sau.
Như vậy, chúng ta đã nhận diện được các nhân tố cốt lõi trong quá trình hình thành sẹo. Đây sẽ là căn cứ khoa học giúp chúng ta biết cần phải can thiệp vào nhân tố nào, tăng cường nhân tố nào khi đưa ra các phương án trị sẹo. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu các giai đoạn hình thành sẹo để biết sự can thiệp vào lúc nào sẽ cho ra được cách trị sẹo hiệu quả nhất.
CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH SẸO
Quá trình lành vết thương và hình thành sẹo diễn ra với sự tham gia của các tế bào quan trọng như bạch cầu đa nhân WBC (White Blood Cell), đại thực bào (Macrophage), các tổ chức liên kết (granulation tissue) và tế bào biểu mô (Epithelium) theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn sưng viêm
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình lành vết thương và hình thành sẹo. Cơ thể đẩy nhanh việc sản sinh ra những tế bào mới, mô để chữa lành vết thương và hình thành vảy.
Lúc này vết thương sẽ cầm máu đồng thời xuất hiện tình trạng ửng đỏ và viêm sưng tấy do sự xâm nhập của các bạch cầu đa nhân giúp chống viêm và nhiễm trùng từ 2-4 ngày và sau đó được thay thế bằng các đại thực bào. Các tế bào này tiết ra các cytokine và yếu tố tăng trưởng GF (growth factor) kích thích tăng sinh các tổ chức liên kết.
Đến ngày 5, vết thương được lấp đầy mạch máu tân tạo của tổ chức liên kết và các sợi collagen mới được tổng hợp. Lớp biểu mô đạt được cấu trúc bình thường. Phản ứng viêm cấp tính bắt đầu giảm, các triệu chứng đau, sưng tấy mất dần đi.
Đến ngày 7, vết thương đạt được gần 10% sức căng của da bình thường .
Đến ngày 10, các nguyên bào sợi tiếp tục tăng sinh và có sự lắng đọng collagen trong tổ chức hạt để tăng cường cho sức căng của vết thương.
Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn thứ hai của quá trình lành vết thương và hình thành sẹo kéo dài từ tuần thứ 2 – 4. Các nguyên bào sợi tiếp tục tăng sinh và có sự lắng đọng collagen trong các tổ chức liên kết giúp liền vết thương và tăng cường sức căng của vết thương. Collagen lắng đọng tạo thành các dải tơ sợi tạo keo. Các tổ chức liên kết giảm dần các mạch máu tân tạo nhưng vùng da tổn thương vẫn còn màu hồng hơn tổ chức bên cạnh .
Giai đoạn hình thành sẹo này, nếu chăm sóc vết thương đúng cách sẽ giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn, cung cấp đủ nguyên liệu tái tạo và chữa lành vết thương nhanh chóng, nhờ đó giảm thiểu việc tạo sẹo nhất. Thường thì nếu việc sản sinh collagen thiếu hụt sẽ gây ra sẹo lõm, rạn da. Đây là trường hợp phổ biến với sẹo do mụn.
Nếu việc sản sinh collagen quá nhiều, có thể gây sẹo lồi. Sẹo lồi phì đại (keloide) cũng có thể là do phì đại sợi collagen type 3 (típ non) hoặc do rối loạn quá trình chuyển hóa collagen type 3 sang type 1 làm cho collagen type 3 tồn tại mãi trong sẹo.
Giai đoạn tái tạo
Giai đoạn tái tạo là giai đoạn thứ 3 của quá trình hình thành sẹo. Lúc này bề mặt vết thương đã lành, vết thương đã khép miệng, liền da và đạt được 50% – 80% sức căng của da bình thường. Nhưng bên dưới vết thương đã lành này, việc tích tụ nguyên bào xơ cơ (myofibroblast) hình thành sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến tận 2 năm.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến 2 tháng kể từ ngày lành vết thương, quá trình hình thành sẹo diễn ra mãnh liệt nhất và gần như quyết định kích thước và mức độ của vết sẹo tồn tại trên da.
Như vậy từ nguyên nhân gây sẹo ban đầu là sự xuất hiện vết thương trên da, cơ chế tự lành vết thương của cơ thể đã kích hoạt một loạt nhân tố, trải qua một loạt quá trình phức tạp và cuối cùng tạo ra một cấu trúc mô xơ, khác với vùng da bình thường xung quanh, mà người ta gọi là sẹo. Những hiểu biết này rất quan trọng và là căn cứ khoa học cho phép chúng ta tìm ra giải pháp trị sẹo hiệu quả không chỉ cho sẹo mới mà còn cả những sẹo rỗ lâu năm.
CÁCH TRỊ SẸO MỚI HÌNH THÀNH
Căn cứ trên nguyên nhân gây sẹo, cơ chế hình thành sẹo ở trên chúng ta thấy rằng nếu chúng ta can thiệp đúng cách trong quá trình hình thành sẹo thì có thể tác động để giảm thiểu tối đa sự tạo sẹo.
Sự can thiệp đúng cách ở đây bao gồm việc bổ sung nguyên liệu gì và thời điểm nào trong quá trình hình thành sẹo? cần tránh làm gì để tránh được sự phát triển sẹo mất kiểm soát? Trị sẹo là một vấn đề hết sức khó và phức tạp, để đưa ra được một giải pháp trị sẹo hiệu quả, không đơn thuần chỉ là một hai cách trị sẹo đơn lẻ mà phải là tổng hợp nhiều việc phải làm, phối kết hợp một cách hợp lý.
Cũng cần lưu ý rằng yếu tố cơ địa cũng có vai trò tác động trong việc hình thành sẹo, do đó mức độ sự can thiệp nói trên sẽ là khác nhau tùy từng người. Đây cũng là một nhân tố cần để tâm tới để có được giải pháp trị sẹo hiệu quả.
Chăm sóc da giai đoạn sưng viêm
Một giải pháp trị sẹo hiệu quả không thể thiếu các bước can thiệp chăm sóc da giai đoạn hình thành sẹo đầu tiên là giai đoạn sưng viêm được.
Điều trước tiên phải làm khi bị tổn thương là khâu vệ sinh và phải lấy sạch các di tích trên vết thương, đồng thời có thể phải can thiệp phẩu thuật để khép miệng vết thương kịp thời như khâu kỹ thuật và mỹ thuật hạn chế mức độ sẹo và đặc biệt là sẹo lồi hoặc sẹo lõm…Làm tốt việc xử lý nguyên nhân gây sẹo ban đầu này sẽ là điều kiện cần để việc trị sẹo đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong quá trình sưng viêm cho tới giai đoạn tăng sinh, chúng ta cần nghiêm ngặt chăm sóc vệ sinh vết thương giúp hạn chế sưng viêm, bổ sung ăn uống nhiều thực phẩm kháng viêm và chứa sẵn, kẽm, nhiều Vitamin C và E. Việc này tưởng chừng không quan trọng nhưng thực ra rất cần thiết đối với quá trình trị sẹo. Và chúng ta cần phải thực hiện tốt việc này sang cả các giai đoạn sau cho đến khi quá trình hình thành sẹo bắt đầu ngưng mới thôi.
Việc bổ sung các yếu tố tăng trưởng GF (nhất là yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi FGF) từ nguồn ngoài ở giai đoạn hình thành sẹo thứ nhất này sẽ cũng rất hữu ích. Tuy nhiên để đảm bảo tránh sưng viêm biến chứng cũng như biết chắc chắn liệu có cần bổ sung GF hay không, thường người ta chờ đến khi vết thương khép miệng mới sử dụng.
Chăm sóc da ở giai đoạn tăng sinh và tái tạo
Ở hai giai đoạn hình thành sẹo tiếp theo, khi vết thương vừa khép miệng, liền da chính là thời điểm vàng cần phải can thiệp để ức chế sự hình thành sẹo. Việc trị sẹo cuối cùng đạt hiệu quả tối ưu không phụ thuộc phần lớn vào các phương án trị sẹo giai đoạn này. Bởi vì lúc này tuy vết thương bề ngoài đã lành nhưng quá trình tái tạo các mô da và hình thành sẹo bên dưới vẫn diễn ra mãnh liệt. Can thiệp đúng cách sẽ giúp cân bằng sự sản sinh collagen, giảm sẹo lồi, tránh sẹo lõm và sẹo thâm hình thành sau đó.
Ở giai đoạn hình thành sẹo này, việc sử dụng các tinh chất cung cấp EGF, FGF cũng như sử dụng các loại kem trị sẹo làm mềm da, tăng lưu lượng máu vào vùng vết thương, làm thông khí huyết vùng sẹo… là hết sức cần thiết. Nếu có dấu hiệu thâm sẹo thì nên sử dụng ngay một số mỹ phẩm dưỡng trắng như Tinh chất Vitamin C, mặt nạ Glutathione, kem dưỡng trắng…
Lúc này, cần phải kết hợp thêm các phương pháp kích thích tái tạo da an toàn như Vi kim sinh học để nâng cao hiệu quả của việc trị sẹo. Việc tái tạo da này sẽ giúp đẩy nhanh sự phục hồi da, giảm tối đa sự khác biệt giữa vùng da bị sẹo và vùng da còn lại. Phương pháp bắn tia Plasma hoặc Laser Fractional CO2 trong trường hợp này cũng có thể sử dụng. Nhưng tránh những phương pháp tái tạo da không an toàn gây tổn thương, bong tróc mạnh như lăn kim, vi tảo….
Chế độ ăn uống đúng cách tiếp tục là một phần không thể thiếu cho một giải pháp trị sẹo triệt để. Những thực phẩm nên ăn là những loại có chứa Sắt để hỗ trợ tạo máu, có chứa Kẽm để hỗ trợ sự phát triển và chỉnh sửa mô, có chứa vitamin C giúp tăng sinh collagen, sáng màu da, có chứa Vitamin E – là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa sẹo lồi và hình thành vết thâm sẹo để lại.
Những thực phẩm cần tránh là rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, hải sản, lòng trắng trứng gà do những thực phẩm này có thể khiến quá trình hình thành sẹo vượt tầm kiểm soát, gây nên sẹo lồi.
CÁCH TRỊ SẸO LÕM LÂU NĂM
Bước qua giai đoạn 3 của quá trình hình thành sẹo, vùng da tổn thương bây giờ co lại và chai cứng do thành phần chủ yếu là nguyên bào xơ cơ (myofibroblast), hoàn toàn khác biệt với cấu trúc da bình thường (gồm có nguyên bào sợi fibroblast, sợi collagen, sợi elastin, mô mỡ và nang lông…). Việc tác động bằng các biện pháp không xâm lấn sẽ mang lại hiệu quả trị sẹo rất ít do các mô xơ vùng sẹo khá trơ.
Đối với sẹo lồi, các phương pháp trị sẹo phổ biến là phẫu thuật cà sẹo, mài sẹo, tiêm corticosteroid, đốt bằng laser, phẫu thuật lạnh bằng nitơ lỏng. Nguyên tắc và cách thức trị sẹo lồi có phần khác hơn sẹo lõm nên chúng ta sẽ có một bài riêng để nói về cách trị sẹo lồi.
Phá hủy cấu trúc mô xơ vùng sẹo
Để trị sẹo lõm hay rỗ lâu năm, người ta phải phá hủy cấu trúc mô xơ vùng sẹo để vùng da ở đó trải qua một quá trình tái tạo lại từ đầu – có thể gọi là quá trình làm mới sẹo lâu năm. Trong quá trình da vùng sẹo tái tạo lại, nếu can thiệp đúng cách kịp thời vào giai đoạn tăng sinh như đã nói ở trên thì da vùng sẹo có thể đầy lên, không còn khác biệt với vùng da khác nữa.
Để phá hủy cấu trúc mô xơ vùng sẹo hiện giờ có phương pháp cắt đáy sẹo (còn gọi là bóc tách sẹo rỗ) hoặc chấm acid tricloacetic (TCA). Ngoài ra cũng có người sử dụng phương pháp lăn kim, phi kim hoặc laser để làm nhiệm vụ này. Tất cả các phương pháp trị sẹo này đều có những ưu nhược điểm nhất định nhưng cơ bản đều đòi hỏi kỹ năng điều luyện của kỹ thuật viên.
Phương pháp phá đáy sẹo
Phá đáy sẹo được nhiều Spa ưa chuộng vì chi phí rẻ và chứng tỏ được hiệu quả cao nhưng phương pháp trị sẹo này cũng khá đau và đòi hỏi kỹ năng của kỹ thuật viên tốt.
Phương pháp chấm TCA
Chấm TCA (Tricloacetic acid) có thể làm vùng sẹo đầy lên ở một mức độ nào đó nhưng nếu làm không tốt thì có nguy cơ bị thâm, lan rộng miệng và vùng sẹo vẫn khác biệt với vùng da còn lại.
Phương pháp bắn laser
Trị sẹo bằng laser cho dù Fraxel hay CO2 thì chi phí đắt đỏ nhưng mức độ tác động lên sẹo hạn chế. Mức độ hiệu quả mỗi lần làm chỉ tầm 20-30%, sau 3-4 lần làm có thể nâng hiệu quả lên 50-60%, nhưng càng làm nữa thì hiệu quả cải thiện càng không đáng kể.
Phương pháp lăn kim, phi kim
Cả hai phương pháp này đều gây chảy máu, mức độ hiệu quả nằm ở quyết định chính xác về mức độ xâm lấn cho phù hợp và cũng không xuất sắc hơn so với phương pháp laser là bao.
Phương pháp lột tẩy bằng phenol
Còn một phương pháp nữa được rất nhiều Spa đang sử dụng tùm lum không chỉ trong trị sẹo mà cả trị nám làm trắng. Đó là mài mòn và lột tẩy da bằng phenol.
Phương pháp trị sẹo này cũng tỏ ra khá hiệu quả với những rãnh sâu tuy nhiên hiện nay nhiều nước cấm sử dụng cho da vùng mặt vì độc tính của nó. Sự hấp thu phenol qua da có thể gây tử vong do rối loạn nhịp tim và tổn thương thần kinh. Sau khi peel da sâu thì vùng da đó trở nên trơn láng nhưng da tái nhợt và có thể có hiện tượng mặt cứng đơ như mặt sáp do da bị mất cấu trúc.
Trong các phương pháp làm mới sẹo này, nếu xét riêng về mặt hiệu quả thì phá đáy sẹo tỏ ra ưu thế vượt trội, bởi vì sự tác động lên mô xơ vùng sẹo là theo phương ngang, có thể cắt đứt gọn gàng các bó nguyên bào xơ cơ, trong khi các phương pháp khác là tác động theo phương đứng, cùng chiều với các bó nguyên bào xơ cơ, nên hiệu quả phá hủy cấu trúc mô xơ này sẽ hạn chế.
Tái tạo da chủ động
Bước tiếp theo của trị sẹo sau khi phá hủy cấu trúc mô xơ vùng sẹo là thực hiện một phương pháp tái tạo da nào đó, kích thích da vùng sẹo rỗ, lõm đầy lên.
Phương pháp vi kim sinh học
Phương pháp vi kim sinh học là một phương án tốt, vì không gây xâm lấn nên không lo về vấn đề nhiễm trùng, trong khi hiệu quả tái tạo lại mạnh mẽ. Phương pháp này có ưu thế, không chỉ làm đầy sẹo mà còn làm đều màu da.
Phương pháp tiêm PRP
Phương pháp PRP – tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào vùng mô sẹo vừa bị phá hủy giúp kích thích tăng sinh nguyên bào sợi và điều hòa việc sản sinh collagen. Phương pháp này phải lấy máu tự thân, quy trình y khoa phức tạp.
Phương pháp tiêm filler
Phương pháp tiêm filler (một chất làm đầy) vào vùng sẹo lõm vừa giúp làm đầy vừa kích thích tăng sinh collagen. Phương pháp này khá tốn kém, chỉ có tác dụng tạm thời và phải tiêm lại định kỳ để duy trì hiệu quả. Cũng có loại filler vĩnh viễn như Artefill những mức độ hiệu quả còn tùy thuộc loại sẹo lõm chân đá nhọn, lõm chân vuông hay lõm chân tròn.
Phương pháp Carboxytherapy
Trên thế giới còn một phương pháp là tiêm CO2 vào vùng sẹo, đôi khi kết hợp tiêm thêm HA hay PDRN. Phương thức này cũng cho một hiệu quả nhất định, tuy nhiên chi phí thiết bị tiêm tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật tiêm tốt.
Sử dụng các mỹ phẩm tái tạo da
Trong khi tiến hành hai bước trên để xử lý sẹo lõm lâu năm, việc bôi thoa các tinh chất tái tạo hay kem trị sẹo là không thể thiếu. Những sản phẩm dưỡng trị sẹo được ưu tiên sử dụng là những sản phẩm có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng GF như EGF, bFGF; các sản phẩm kích thích tăng sinh collagen và elastin, các sản phẩm giúp ngậm nước như HA.
GIẢI PHÁP TRỊ SẸO NAMIRA
Là một hãng mỹ phẩm danh tiếng của Hàn Quốc, Namira đã nghiên cứu kỹ lưỡng nguyên nhân gây sẹo, cơ chế hình thành sẹo và các giai đoạn hình thành sẹo, trên cơ sở đó đưa ra những sản phẩm cho phép các Spa, Thẩm mỹ viện xây dựng nên những liệu trình trị sẹo hiệu quả cho riêng mình.
Vi kim trị sẹo Tinh thể Nano Regetox
Vi kim tinh thể Nano Regetox có khả năng kích thích sự tái tạo và phục hồi da tuyệt vời mà không cần xâm lấn. Vì vậy đối với sẹo mới hình thành, nhất là sẹo mụn, việc sử dụng Regetox ngay giai đoạn tăng sinh của quá trình hình thành sẹo sẽ mang lại hiệu quả trị sẹo bất ngờ.
Vi kim kích thước siêu Nano xâm nhập vào trung bì thậm chí hạ bì, sẽ kích thích tăng sinh nguyên bào sợi và đẩy nhanh tổng hợp, lắng đọng collagen, hình thành các tế bào da mới, loại bỏ tế bào da chết lên khỏi bề mặt.
Đối với sẹo lâu năm, việc sử dụng Vi kim Regetox sau khi dùng biện pháp xâm lấn phá bỏ mô xơ vùng sẹo, sẽ giúp tái tạo phục hồi cấu trúc da mạnh mẽ, nhờ đó làm đầy vết sẹo, làm đều màu da.
Tinh chất tái tạo EGF, bFGF
Như trên chúng ta thấy, các yếu tố tăng trưởng GF đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình làm lành vết thương cũng như hình thành sẹo. Việc thiếu hụt các GF có thể dẫn tới thiếu hụt nguyên bào sợi cũng như collagen. Đây là một nguyên nhân gây sẹo rỗ hay sẹo lõm. Tinh chất tái tạo EGF, bFGF sẽ đảm bảo làn da không bị thiếu hụt nguyên bào sợi cũng như collagen để phục hồi và lành trở lại. Nhờ đó hạn chế và ngăn chặn được quá trình hình thành sẹo rỗ, lõm.
Kem trị sẹo Scar Free
Kem trị sẹo Scar Free Namira giúp giảm sẹo đáng kể nhờ vào việc tăng sinh collagen và kích thích tái tạo da tại vùng sẹo. Ngoài ra, kem trị sẹo Scar Namira còn giúp làm mềm da vùng sẹo, phục hồi da thô ráp bị tổn thương, làm trắng sáng da bị sẹo mụn. Sử dụng kem trị sẹo Scar Free sẽ hạn chế được đáng kể việc hình thành sẹo mới và hỗ trợ mạnh mẽ trong việc trị sẹo lâu năm.
Kem dưỡng tái tạo và kem collagen vàng
Kem dưỡng tái tạo và kem collagen vàng giúp phục hồi da tổn thương, kích thích sự sản sinh Collagen và Elastin, phục hồi da bị mất cấu trúc, ngăn ngừa lão hóa sớm, giảm nếp nhăn, làm trắng sáng da tối màu, tăng cường sức đàn hồi của da. Vì vậy kem cũng được khuyên dùng khi thực hiện các liệu trình vi kim trị sẹo.
Tế bào gốc Premium Regecell
Tinh chất tế bào gốc Regecell là một sản phẩm được khuyên dùng trong liệu trình vi kim trị sẹo. Vì ngoài chứa các peptide quan trọng như EGF, KGF, IGF… Regecell còn chứa các chiết xuất thiên nhiên như dầu hoa hướng dương, HA, trà xanh, dầu oliu, dâu tây, nho, cherry, mạn việt quất, việt quất xanh, cam, lựu, kim ngân, tiêu Hàn, bưởi chùm. Nhờ đó, giúp phục hồi và tái tạo làn da hiệu quả, ngăn chặn việc hình thành sẹo cũng như ngăn ngừa vết thâm sẹo .
Với những sản phẩm trên, các spa hoàn toàn có thể xây dựng một liệu trình trị sẹo hiệu quả nhờ kết hợp giữa vi kim và cắt đáy sẹo. Hoặc các spa có thể chọn phương án dễ làm hơn với liệu trình trị sẹo có sự kết hợp giữa phi kim với vi kim. Đây là những liệu trình trị sẹo Namira đang được nhiều Spa và Thẩm mỹ viện Hàn Quốc ưa chuộng vì tính hiệu quả cao.
Xem thêm: